Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Đảm bảo an cư cho đồng bào DTTS (Bài 3)

Văn Hoa - 17:35, 09/09/2024

Từ nguồn lực Dự án 2, Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, thuộc Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Đồng Hỷ đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư tập trung nhằm giúp đồng bào DTTS ở vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở cao có nơi ở mới an toàn.

Hiện huyện Đồng Hỷ còn có nhiều hộ dân sống tại vùng có nguy cơ sạt lở cao
Hiện huyện Đồng Hỷ còn có nhiều hộ dân sống tại vùng có nguy cơ sạt lở cao

Quan tâm tới người yếu thế

Với đặc thù địa hình chủ yếu là đồi núi xen lẫn các khe suối có độ dốc lớn nên vào mùa mưa bão, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thường xảy ra các vụ sạt lở, sụt lún đất làm hư hỏng nhà cửa và các công trình công cộng, thậm chí gây thiệt hại về người, đặc biệt tại xã Văn Lăng. 

Văn Lãng là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện với số hộ nghèo đa chiều là 445 hộ, chiếm tỉ lệ 30,93% (trong đó 339 hộ nghèo và 119 hộ cận nghèo) đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là ở tại 2 xóm có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống là xóm Liên Phương và xóm Bản Tèn.

Vị trí nhà ở cũ của gia đình ông Lý Văn Mái, dân tộc Mông, nay đa bị sạt hoàn toàn
Vị trí nhà ở cũ của gia đình ông Lý Văn Mái, dân tộc Mông, nay đa bị sạt hoàn toàn

Chúng tôi được chị Hoàng Thị Bích Mai, cán bộ Văn hóa xã Văn Lăng dẫn đi 1 vòng thăm những hộ chịu ảnh hưởng lớn của các đợt mưa lũ tại xóm Liên Phương. Đến con dốc nhỏ, cảnh tượng xung quanh khiến chúng tôi có chút hãi hùng, bởi đất đá sạt lở lấp gần 1 nửa đường, phía bên trên từng là nơi sinh sống của hộ gia đình ông Lý Văn Mái, dân tộc Mông.

Ông Ngô Huy Sợi, Trưởng thôn Liên Phương dẫn chúng tôi đi theo rãnh thoát nước (cũng là con đường đi tạm thời của 2 hộ dân còn đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao) để lên thăm nền nhà của ông Lý Văn Mái, nay chỉ còn lại những mảnh bê tông vỡ vụn. Ông Sợi cho biết, năm 2023, vị trí nhà ở của nhà ông Mái bị sạt lở nên gia đình ông đã được chính quyền địa phương và Nhân dân hỗ trợ di dời đến vị trí an toàn hơn, ở đối diện bên kia đường. Ông Sợi nhận định, nếu chính quyền địa phương không kiên quyết vận động nhà ông Mái chuyển nhà, thì hậu quả khó mà tưởng tượng được.

Nhà ông Lý Văn Mái gồm 8 khẩu hiện đang sống tại căn nhà chừng 25 mét vuông, cách vị trí nhà ở cũ chừng 20 mét
Nhà ông Lý Văn Mái gồm 8 khẩu hiện đang sống tại căn nhà chừng 25 mét vuông, cách vị trí nhà ở cũ chừng 20 mét

Chị Hoàng Thị Xúa, con dâu của ông Mái kể với chúng tôi, mấy năm trước khi đất bị sạt đến gần mép nền nhà, được sự vận động của chính quyền địa phương nên gia đình đã chuyển sang nơi ở mới an toàn hơn. Chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân xã, các tổ chức đoàn thể thôn, xã đến dỡ, đi chuyển và hỗ trợ kinh phí 10 triệu đồng.

Chị Xúa cười vui, chị được biết tới đây gia đình chị sẽ được di chuyển sang khu tái định cư tập trung mới, cách đây gần 1 cây số an toàn hơn, đông vui hơn, chắc chắn cuộc sống gia đình chị sẽ được ổn định.

Chung niềm vui với chị Xúa và 63 hộ dân khác, bà Sầm Thị Mai, sinh năm 1960, dân tộc Mông cũng chia sẻ, trước kia nhà bà ở trên núi cao mới chuyển xuống đây hơn 4 năm. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, gần khu vực nhà bà xảy ra tình trạng sụt lún mất an toàn, có lúc mưa lũ bà lo lắng mà không dám ngủ, sợ nhưng không biết chuyển đi đâu. Khi biết được gia đình mình cũng thuộc diện được hỗ trợ chuyển sang khu tái định mới, bà vui lắm, chỉ biết cảm ơn Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã quan tâm đến gia đình mình.

Ông Ngô Bá Linh (áo đen- cán bộ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Hỷ) kiểm tra tiến độ công trình khu tái định cư
Ông Ngô Bá Linh (áo đen- cán bộ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Hỷ) kiểm tra tiến độ công trình khu tái định cư

Đảm bảo an cư cho đồng bào DTTS

Theo bà Trần Thị Anh Hoa, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Hỷ, để sớm giúp các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao ổn định cuộc sống, các cấp, các ngành huyện Đồng Hỷ, đặc biệt là Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện Dự án 2, Chương trình MTQG 1719. 

Theo bà Hoa, hiện nay huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương xây dựng 2 khu tái định cư tập trung, với nguồn vốn 32 tỷ 884 triệu đồng, cho 65 hộ đồng bào dân tộc Mông ở xóm Bản Tèn (30 hộ) và xóm Liên Phương (35 hộ) thuộc xã Văn Lăng. Đây là các hộ dân sinh sống ở khu vực ven suối, núi đá, vùng xa xôi hẻo lảnh, nơi có nguy cơ xảy ra thiên tai lũ quét, giúp đồng bào yên tâm ổn định cuộc sống lâu dài.

Các khu tái định cư tập trung được xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo đất ở, đất công cộng (nhà văn hóa), đất cây xanh, đất hạ tầng kỹ thuật, đất giao thông…Đặc biệt, không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực quy hoạch có tính chất khu nhà ở kết hợp với những nét kiến trúc riêng của đồng bào DTTS; các khoảng không gian được thiết kế hài hòa giữa khu ở với khu cộng cộng văn hóa và khu vui chơi giải trí là các cây xanh; khu vực cây xanh cảnh quan kết hợp giữa hệ thống cây xanh, đường dạo tạo ra môi trường sống thân thiện với thiên nhiên, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Ông Ngô Huy Sợi, Trưởng thôn Liên Phương vui mừng vì các hộ dân đang sinh sống tại nơi có nguy cơ sạt lở cao sắp có nơi ở mới an toàn hơn
Ông Ngô Huy Sợi, Trưởng thôn Liên Phương vui mừng vì các hộ dân đang sinh sống tại nơi có nguy cơ sạt lở cao sắp có nơi ở mới an toàn hơn

Theo ông Vũ Quang Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ, song song với việc đảm bảo an cư cho đồng bào DTTS, huyện Đồng Hỷ còn tích cực triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719.

Theo đó, thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Đồng Hỷ đã hỗ trợ 35 hộ xây mới nhà ở; xây dựng 05 công trình nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ 1.057 hộ sử dụng nước sinh hoạt phân tán; hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa 22 nhà văn hóa; 29 công trình đường giao thông, cống qua đường; 01 công trình lớp học.

 Đặc biệt đầu tư tuyến đường từ xóm Khe Hai đi xóm Văn Khánh (xã Văn Lăng) với chiều dài 6,45 km, số vốn gần 15 tỷ đồng; tuyến đường bê tông xóm Bản Tèn dài 2,31 km, số vốn gần 12 tỷ đồng. Hai tuyến đường này giải quyết cơ bản về giao thông ở những xóm có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống.

Một trong những dự án nổi bật là vào năm 2023, đã triển khai mô hình liên kết trồng, tiêu thụ sâm Bố Chính tại Bản Tèn (xã Văn Lăng) với diện tích 3ha. Sau khi thu hoạch vụ sâm đầu tiên với nhiều tín hiệu tích cực, năm 2024, Công ty tiếp tục liên kết với 30 hộ dân xóm Bản Tèn triển khai trồng 7ha sâm Bố Chính. Các hộ được hỗ trợ 100% giống, phân bón hữu cơ, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm bón và bao tiêu sản phẩm…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 6 giờ trước
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng DTTS và miền núi là một trong những hướng đi trọng tâm được huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang triển khai tích cực và thực hiện có hiệu quả.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Tin tức - Mai Hương - 6 giờ trước
Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận, cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Tin tức - Thành Nhân - 6 giờ trước
Mới đây, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai và Liên minh Hợp tác xã (HTX) Đồng Nai đã tổ chức lễ ký kết chương trình hợp tác trong lĩnh vực tín dụng, truyền thông, đào tạo và các lĩnh vực khác, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 19:03, 19/09/2024
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18:55, 19/09/2024
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 18:54, 19/09/2024
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 18:03, 19/09/2024
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 17:59, 19/09/2024
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 17:57, 19/09/2024
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 17:48, 19/09/2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.