Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024

Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.

Chị Đinh thị Bình (1982) ở thôn Thuận Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình chia sẻ
Chị Đinh thị Bình (1982) ở thôn Thuận Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình chia sẻ

An cư trong những ngôi nhà “3 cứng”

Chúng tôi về thôn Thuận Hóa của xã biên giới Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Căn nhà “3 cứng” của chị Đinh Thị Bình, sinh năm 1982, được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 vừa mới xây xong trong niềm phấn khởi của cả gia đình.

“Từ ngày ra ở riêng, vợ chồng con cái ở trong ngôi nhà cột treo kèo ná. Nay được nhà nước hỗ trợ tiền, lãnh đạo xã đứng ra nợ vật liệu nên gia đình có ngôi nhà mới để ở. Vợ chồng, con cái vui lắm”, chị Bình chia sẻ.

Được biết, khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai, gia đình chị Bình thuộc diện được nhận hỗ trợ xây nhà theo Dự án 1. Cuối năm 2023, gia đình chị bắt tay vào xây dựng nhà ở. Với phương pháp “chồng thợ xây, vợ thợ phụ”, đến đầu năm 2024, ngôi nhà của gia đình chị Bình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Cùng ở xã Hóa Sơn, gia đình chị Cao Thị Liễu, ở thôn Đặng Hóa, cũng vừa mới dọn vào nhà mới. Được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình chị vay thêm vốn vay ưu đãi để xây dựng ngôi nhà “3 cứng”.

Chỉ về phía ngôi nhà gỗ đơn sơ đã xếp vào mé vườn, chị Liễu nói: “đó, đó là căn nhà mà vợ chồng chị ở từ lúc ra riêng. Nay được Nhà nước hỗ trợ xây nhà kiên cố anh chị và các cháu vui lắm”.

Theo ông Đinh Văn Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn, toàn xã có 10 hộ gia đình được hưởng chế độ hỗ trợ nhà ở theo Chương trình MTQG 1719. Tính đến ngày 10/4/2024, trên địa bàn đã có 5 hộ gia đình hoàn thành xây dựng vào nhà mới

Cũng như xã Hóa Sơn của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ở các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc khu vực Bắc Trung bộ, hàng nghìn hộ nghèo đã và được “an cư” trong những ngôi nhà “3 cứng” từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719. Như tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An hiện trên địa bàn đã hoàn thành xây dựng và bàn giao nhà mới cho 73 hộ đồng bào DTTS; đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 18 căn nhà và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ nhà ở trong năm 2024.

Ông Lương Văn Phiên ở Bản Tạng, xã Tiền Phong đang tất bật “chồng xây, vợ phụ” ngôi nhà “3 cứng” của gia đình mình. Được hỗ trợ 40 triệu đồng từ Chương trình MTQG 1719, gia đình ông vay mượn thêm bà con 60 triệu đồng; phần công xây dựng, gia đình tự túc và được bà con hỗ trợ thêm. Sau hơn 2 tháng xây dựng, hiện ngôi nhà ông đang dần hoàn thiện.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Đakrông có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã và đang xây dựng nhà 3 cứng từ nguồn hỗ trợ
Nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Đakrông có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã và đang xây dựng nhà 3 cứng từ nguồn hỗ trợ

Nhiều cách làm mới

Trong quá trình triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, nhiều địa phương ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều cách làm mang tính đột phá. Bên cạnh đó, tư duy người được thụ hưởng hỗ trợ nhà ở cũng thay đổi theo hướng chủ động hơn trước.

Tại Thừa Thiên Huế, theo kết quả rà soát, phê duyệt thì toàn tỉnh có 2.019 hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở tại Dự án 1. Điều đặc biệt là ngoài nguồn hỗ trợ 40 triệu theo quyết định 1719/QĐ-TTg, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế còn ban hành nghị quyết hỗ trợ thêm 20 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình được thụ hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1.

Đây là cách làm mới, thể hiện rõ trách nhiệm của địa phương cùng đồng hành với chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà nước ta triển khai. Cùng với đó, người thụ hưởng cũng có điều kiện hơn để xây nhà kiên cố vượt tiêu chí để sử dụng lâu dài.

Anh Hồ Văn Thứ, người Pa Cô, ở thôn A Tia 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới cho biết: “Được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng nhà mới, gia đình cũng đã tích lũy được 30 triệu đồng. Số tiền đó dùng để mua nguyên vật liệu, còn phần xây dựng gia đình tự túc. Đến nay ngôi nhà mới đã hoàn thành, an tâm rồi”.

Còn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Phòng Dân tộc đã tham mưu cho UBND huyện phê duyệt mẫu nhà chung. Theo đó, địa phương tiến hành chọn mẫu, xây dựng 1 căn nhà hết 104 triệu đồng. Sau khi có kinh phí chi tiết, UBND huyện huy động các nguồn hợp pháp khác để bù phần thiếu hụt để đáp ứng cho hộ thụ hưởng chính sách xây nhà theo mẫu.

Cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các hộ được thụ hưởng hỗ trợ xây nhà tại Dự án 1 cũng đã chủ động hơn để có nhà đạt và vượt tiêu chí. Có hộ gia đình đã vay mượn thêm, hộ thì tự xây dựng để giảm chi phí…..Cách hỗ trợ nhà tại Dự án 1 không bó cứng nguồn lực hỗ trợ 40 triệu, trái lại còn rất “mở” để các địa phương huy động thêm nguồn. Người nhận hỗ trợ cũng rộng của để thực hiện, chẳng hạn vay thêm vốn ưu đãi từ Nghị định 28, tự túc công xây dựng…

Chia sẻ về cái mới của chính sách hỗ trợ nhà ở trong Chương trình MTQG 1719, ông Võ Khánh Toàn, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cho biết: “Cái hay trong nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 là người thụ hưởng có thể chủ động huy động thêm vốn tự có hoặc vay nguồn vốn ưu đãi theo Nghị định 28 để xây nhà kiên cố. Ngoài ra, bà con có thể tự xây dựng để nhà “3 cứng” đủ và vượt tiêu chuẩn”.

Thực tế, Chương trình MTQG 1719 đã tạo ra động lực mạnh mẽ tác động tích cực đến đời sống của đồng bào các DTTS. Đặc biệt, ở nội dung hỗ trợ nhà ở tai Dự án 1, đã giúp cho hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở có nơi an cư “3 cứng”. Sau 4 năm thực hiện, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo kèo ná trong vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Dồn lực đưa cuộc điều tra 53 DTTS về đích trước thời hạn ở một huyện miền núi

Thanh Hóa: Dồn lực đưa cuộc điều tra 53 DTTS về đích trước thời hạn ở một huyện miền núi

Lang Chánh một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) có ý nghĩa quan trọng đối với huyện trong việc đánh giá thực trạng đời sống của đồng bào DTTS, qua đó làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách trong giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng này, Lang Chánh đã dồn lực để triển khai thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ và về đích trước thời hạn.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ phát động.
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Media - BDT - 36 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Tin tức - L.Minh - 51 phút trước
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng 10/9, tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trận lũ quét, sạt lở đất đã vùi lấp hầu như toàn bộ thôn Làng Nủ với 35 hộ dân, 128 khẩu.
Tre, trúc không còn bị

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Kinh tế - Phong Phú - Minh Triết - 1 giờ trước
Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.
Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 10/9, tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Đăk Pxi, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Tiểu khu 325, thuộc xã Đăk Pxi, đối với bị cáo Lê Võ Văn Khương cùng các đồng phạm: A Huk, A Khuy, A Toang, Y Nen.
Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý, vận hành thương mại điện tử cho cán bộ, thành viên HTX vùng DTTS và miền núi”. Đây là chương trình đào tạo nguồn nhân lực thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2024.
Hình ảnh mới nhất về mưa lũ ở thành phố Yên Bái

Hình ảnh mới nhất về mưa lũ ở thành phố Yên Bái

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lũ trên các sông tại Yên Bái dâng cao khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư tại Tp. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) bị ngập sâu trong biển nước. Từ tâm điểm của mưa lũ, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển gửi về hình ảnh thành phố Yên Bái chìm trong biển nước.
Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Tin tức - Văn Long - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sáng 10/9, Tại trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và con người Sóc Trăng, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển”. Bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng đến dự và trao giải.
Hơn 400 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai về các địa phương hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ

Hơn 400 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai về các địa phương hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ cũng như thiệt hại nặng lề ở các địa phương trong tỉnh, học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai lên đường hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra.
Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Kinh tế - Thảo Linh - 1 giờ trước
Những năm qua, nông dân các xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh chăn nuôi bò. Việc phát triển đàn bò đã mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước giúp bà con chuyển sang tư duy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.
Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thuận Bắc

Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thuận Bắc

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 10/9, Đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận do đồng chí Phạm Thị Bích Hà, Phó Chủ tịch làm Trưởng đoàn, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại huyện Thuận Bắc.
Cao Bằng: Tập trung “3 trước, 4 sẵn sàng” trong ứng phó thiên tai

Cao Bằng: Tập trung “3 trước, 4 sẵn sàng” trong ứng phó thiên tai

Xã hội - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Là địa phương thường chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, nhất là do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã chủ động các phương án ứng phó, phòng chống. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa thiệt hại trước tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu thì công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải tập trung thực hiện hiệu quả “3 trước, 4 sẵn sàng”.