Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Bình: Khi Công an chính quy về xã “cắm bản”

Phạm Tiến - 10:14, 12/04/2024

Kim Thủy là xã biên giới ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Toàn xã có phần lớn là đồng bào Bru Vân Kiều sinh sống. Từ khi có Công an chính quy về xã “cắm bản”, tình hình an ninh trật tự xã hội luôn bảo đảm. Đặc biệt, tình trạng du canh du cư cũng theo đó mà chấm dứt. Đồng bào an tâm lao động sản xuất, đời sống kinh tế có thêm những bước chuyển biến tích cực...

(Bài KH) Quảng Bình: Hiệu quả từ chủ trương công an chính quy về xã “cắn bản”
Hoàn thành nhiệm vụ cơ sử dũ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn xã Kim Thủy

An ninh trật tự vùng biên bảo đảm

Cùng với chủ trương chung đưa Công an chính quy về xã. Cuối năm 2019, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy được Công an tỉnh Quảng Bình bố trí 5 cán bộ chiến sĩ về đảm nhiệm các chức danh công an xã. Địa bàn rộng, để tình hình an ninh trật tự vùng luôn được đảm bảo, là thách thức không nhỏ đối với chiến sĩ mới về địa phương nhận công tác. Thế nhưng, nhờ được đào tạo bài bản, nghiệp vụ vững chắc, nên lực lượng Công an xã Kim Thủy đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Từ khi được chính quyền quan tâm, nhất là các anh công an chính quy mới về đã đến tận nhà giúp bà con sửa chữa nhà cửa, hướng dẫn bà con trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế đời sống bà con ngày càng ổn định. Cùng với đó là đồng bào được hiểu biết pháp luật hơn, an ninh trật tự thôn bản tốt hơn.

Ông Hồ SongTrưởng bản An Bai, xã Kim Thủy

Minh chứng như, lực lượng Công an xã Kim thủy đã vận động Nhân dân tự nguyên giao nộp vũ khí tự chế, vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh. Để đồng bào hiểu, cán bộ chiến sĩ đến từng bản, từ hộ đồng bào để vận động, tuyên truyền. Theo đó, hơn 4 năm qua, đồng bào các DTTS ở Kim Thủy đã giao nộp hàng chục loại vũ khí tự chế và vật liệu nổ. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự ở xã biên giới Kim Thủy được bảo đảm.

Ông Hồ A Lai - một hộ dân trong xã chia sẻ, từ ngày lực lượng Công an chính quy được điều động về địa phương, ông và những hộ dân của bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy, không còn mối lo về nạn trộm cắp, phá hoại tài sản. Bà con chuyên tâm làm ăn phát triển kinh tế vì việc đảm bảo an ninh trật tự, xóa bỏ các loại tệ nạn đã có Công an xã Kim Thủy lo liệu.

Trong đợt thực hiện đề án thu thập cơ sở dữ liệu quốc gia, lực lượng cũng đã triển khai đúng tiến độ. Các chiến sĩ đã ngày đêm đồng hành cùng đồng bào hoàn thành các thủ tục về nhân thân hợp pháp. Những giấy tờ tùy thân, lý lịch tư pháp… tồn đọng ở địa phương trong nhiều năm qua cũng từng bước giải quyết triệt để.

Trung tá Dương Công Tư - Trưởng Công an xã Kim Thủy cho biết: “Chúng tôi đi về từng nhà giúp đồng bào tìm kiếm lại các giấy tờ tùy thân để hoàn thiện thu thập cơ sở dữ liệu quốc gia. Trường hợp tồn đọng, chúng tôi họp thống nhất lại với tư pháp xã để cấp lại giấy tờ tùy thân để Nhân dân tiện giao dịch. Đến nay, dữ liệu quốc gia của xã Kim Thủy đạt 99% đã đúng, đủ và sạch”.

Công an xã Kim Thủy vận động Nhân dân tự nguyện giao nộp vũ khí tự chế, vật liệu nổ tồn đong trong chiến tranh
Công an xã Kim Thủy vận động Nhân dân, tự nguyện giao nộp vũ khí tự chế, vật liệu nổ tồn đọng trong chiến tranh

Cùng với đó, nhờ được đào tạo bài bản và nghiệp vụ vững vàng nên các loại tội phạm, như trộm cắp, bài bạc và gây rối an ninh trật tự được trấn áp và triệt tiêu. Mặt khác, khi có trường hợp vi phạm, lực lượng Công an chính quy đã xử lý, giải quyết bài bản đúng pháp luật nên hạn chế áp lực cho cơ quan Công an cấp trên. Với cách xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật..., cũng là thêm một lần trang bị, phổ biến kiến thức về pháp luật cho đồng bào các DTTS ở xã Biên giới.

Chung tay giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững

Bên cạnh công tác bảo đảm an ninh trật tự vùng biên giới, lực lượng Công an xã Kim Thủy còn chung tay xây dựng nhiều mô hình kinh tế giúp đồng bào thoát nghèo bền vững.

Công an xã xuống từng hộ đồng bào DTTS để tuyên tuyền vận động đồng bào phát triển kinh tế thoát nghèo
Công an xã xuống từng hộ đồng bào DTTS để tuyên tuyền vận động bà con phát triển kinh tế thoát nghèo

Già làng Hồ A Lai ở bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy trở thành tấm gương về phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Trước đây, gia đình già Hồ A Lai thuộc diện hộ nghèo. Nhờ sự giúp đỡ về nguồn vốn từ chính quyền, đặc biệt là nhờ việc hướng dẫn, giúp đỡ “cầm tay chỉ việc” của các chiến sĩ Công an xã, gia đình ông đã tiến hành khai hoang trồng lúa nước 2 vụ/năm, đào ao thả cá.

Ngoài ra, tận dụng lợi thế của vùng gò đồi, lực lượng Công an xã Kim Thủy còn hướng dẫn gia đình già Lai khai hoang để trồng thêm cây keo lai, bạch đàn… Đến nay, gia đình già Hồ A Lai đã sở hữu trang trại hàng chục héc ta rừng trồng và một mô hình vườn ao chuồng khá quy mô.

Thành công từ mô hình ở gia đình già Hồ A Lai, lực lượng Công an xã Kim Thủy tiếp tục nhân rộng mô hình trồng lúa nước này đến một số bản biên giới xa xôi.

Lực lượng công an xã giúp đồng bào sửa nhà
Lực lượng Công an xã Kim Thủy giúp đồng bào sửa chữa lại nhà

Ông Hồ Song - Trưởng bản An Bai, xã Kim Thủy cho biết, trước đây đồng bào sống dựa vào tự nhiên. Cuộc sống bấp bênh, thường xuyên thiếu ăn, đứt bữa. Từ khi được chính quyền quan tâm, nhất là các anh Công an chính quy mới về đã đến tận nhà giúp bà con sửa chữa nhà cửa, hướng dẫn bà con trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế đời sống bà con ngày càng ổn định. Cùng với đó, đồng bào được hiểu biết pháp luật hơn, an ninh trật tự thôn bản tốt hơn. Bạo lực gia đình, khai thác lâm sản giảm rất rõ rệt…

Quan 5 năm nhìn lại, có thể khẳng định việc đưa Công an chính quy về xã, là một chủ trương đúng đắn. Thực tiễn ở xã biên giới Kim thủy cũng đã chứng minh, từ khi Công an chính quy về xã, tình hình an ninh trật tự xã hội được bảo đảm từ cơ sở. Không những thế, công an chính quy về xã còn là kênh phổ biến pháp luật hữu hiệu đến đồng bào các DTTS ở vùng biên. Từ đó, hạn chế tình trạng đáng buồn do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến phạm tội của đồng bào các DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 5 phút trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 7 phút trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 11 phút trước
Sau gần bốn năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Sắc màu 54 - Minh Anh - 13 phút trước
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà - Đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2025, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 16 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 31 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 33 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 42 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.