Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Văn Hoa - 15:55, 10/07/2024

Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Giải quyết các vấn đề bức thiết

Tại Trường Tiểu học Sa Lung, xã Tân Long, trong 2 năm 2022 và 2023, Nhà trường được đầu tư 2 công trình nhà lớp học 2 tầng 6 phòng học tại Điểm trường chính và Điểm trường Lân Quan (cách điểm trường chính 7km).

Trường Tiểu học Sa Lung, xã Tân Long được xây dựng khang trang, sạch sẽ, giúp các em học sinh DTTS có điều kiện học tập, rèn luyện tốt nhất (Ảnh TL)
Trường Tiểu học Sa Lung, xã Tân Long được xây dựng khang trang, sạch sẽ, giúp các em học sinh DTTS có điều kiện học tập, rèn luyện tốt nhất (Ảnh TL)

Cô giáo Trịnh Thị Vân, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, nếu như trước đây, tại Điểm trường Lân Quan (98/98 học sinh dân tộc Mông) chỉ có 5 phòng học tạm (không có phòng bộ môn) thì nay, nhờ sự quan tâm đầu tư, Nhà trường đã có 5 phòng học khang trang đảm bảo về diện tích, có thêm 3 phòng bộ môn (Tin học, Tiếng Anh và Giáo dục nghệ thuật - Khoa học công nghệ), 1 phòng họp giáo viên. Điểm trường chính hiện có đủ 10 phòng học và 4 phòng bộ môn khang trang.

Theo cô Vân, bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà trường còn được quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, giường, tủ, bếp nấu..., đảm bảo chăm lo cho học sinh bán trú trong trường… Nhờ đó, chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường được nâng lên rõ rệt.

Tương tự, tại xã Hòa Bình, chúng tôi được cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL) huyện Đồng Hỷ dẫn đi thăm công trình trường học do BQL là chủ đầu tư vừa được đưa vào khai thác, sử dụng tại Trường Mầm non Hòa Bình. Đây là ngôi trường có hơn 60% học sinh DTTS.

Bà Nguyễn Thị Minh Khoái, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hòa Bình cho hay, trước kia trường có 6 lớp, 150 cháu, hơn 60% học sinh là người DTTS, chủ yếu là Tày, Nùng. Các lớp học trong trường không đủ diện tích, nhiều phòng học phải học nhờ các phòng chức năng, phòng học cơi nới, nền lớp bong tróc, tường rạn nứt, trần nhà dột nát, mùa đông gió lạnh, mùa hè nóng nực khiến phụ huynh không yên tâm đưa con đến lớp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp thấp… Do không có phòng học nên Nhà trường không tách được lớp, có lớp số học sinh quá tải so với quy định khiến hoạt động dạy và học vô cùng khó khăn.

Trường Mần non Hòa Bình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Hỷ làm chủ đầu tư được xây mới khang trang, sạch sẽ
Trường Mầm non Hòa Bình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Hỷ làm chủ đầu tư được xây mới khang trang, sạch sẽ

Trước những khó khăn đó, huyện Đồng Hỷ đầu tư xây dựng thêm 1 công trình nhà 2 tầng kiên cố, với 8 phòng học, mỗi phòng học có diện tích trên 60m2 và một số công trình, cơ sở vật chất khác. Nhờ đó, Nhà trường có đủ số phòng cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đảm bảo diện tích, có đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát, trang trí đẹp và phù hợp…

Hiệu trưởng Trường Mầm non Hòa Bình cười vui, bây giờ phụ huynh học sinh yên tâm gửi con, em đến lớp rồi. Năm học 2023-2024, nhà trường tăng số lượng học sinh lên 160 cháu, trong đó có 104 cháu là người DTTS; cơ sở vật chất, thiết bị học tập đầy đủ, chất lượng giáo dục đào tạo từ đó cũng đã được nâng lên

Theo Báo cáo của UBND huyện Đồng Hỷ, thực hiện tiểu Dự án 1, Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tổng kinh phí cho giai đoạn 2021 - 2025, là 16 tỷ 440 triệu đồng; vốn đầu tư giao đến năm 2024 là 12 tỷ 922 triệu đồng. Với nguồn kinh phí trên, huyện Đồng Hỷ đã xây dựng 6 công trình trường lớp học cho các trường bán trú, các trường có học sinh bán trú tại các xã Văn Lăng, Tân Long, Hợp Tiến.

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó

Hiện nay, toàn huyện Đồng Hỷ có 58 cơ sở giáo dục (THPT: 3 trường, THCS: 16 trường, Tiểu học: 20 trường, Mầm non: 19 trường) và 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 15 trung tâm học tập cộng đồng. Nhờ được quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục, đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường về số lượng, được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trên địa bàn huyện là 1.222/1.262 đạt 96,8%, trong đó trên chuẩn đạt 29,3%.

Kết quả đối với giáo dục mầm non: tỷ lệ trẻ DTTS 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 93%, tỷ lệ trẻ DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100%, duy trì tỷ lệ trẻ em DTTS từ 5-6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào học lớp 1 đạt 100%.

 Đối với giáo dục phổ thông: tỷ lệ trẻ DTTS trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học đạt 100%, Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành CTTH đạt 99,9%, tỷ lệ học sinh DTTS cấp THCS có hạnh kiểm từ khá trở lên đạt 98%, tỷ lệ học sinh DTTS cấp THCS có học lực từ khá, giỏi đạt 63% trở lên. Tỷ lệ học sinh DTTS tốt nghiệp THCS đạt 100%. Tỷ lệ học sinh DTTS đỗ vào lớp 10 đạt từ 77% trở lên.

Lớp học khang trang với đầy đủ trang thiết bị dạy học giúp học sinh có điều kiện học tập tốt nhất, chất lượng giáo dục cũng vì thế được nâng lên (Trong ảnh: Điểm trường Bản Tèn (100% học sinh dân tộc Mông), Trường Tiểu học số 2 Văn Lăng)
Lớp học khang trang với đầy đủ trang thiết bị dạy học giúp học sinh có điều kiện học tập tốt nhất, chất lượng giáo dục cũng vì thế được nâng lên (Trong ảnh: Điểm trường Bản Tèn (100% học sinh dân tộc Mông), Trường Tiểu học số 2 Văn Lăng)

Đặc biệt, huyện Đồng Hỷ còn quan tâm thực hiện kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đúng quy trình và các bước đối với học sinh, như giảm học phí, hỗ trợ cho trẻ mẫu giáo và phát triển giáo dục mầm non…

Nhờ quan tâm đầu tư, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Đồng Hỷ được nâng cấp, 53/53 trường công lập huyện đạt chuẩn quốc gia (đạt 100%), trong đó trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là 18/53 trường (đạt 34%). Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS trong giai đoạn từ năm học 2019- 2020 đến năm học 2023-2024 đã đạt được nhiều kết quả tích cực./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 3 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 3 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 3 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 3 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.