Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Quang: Tập trung giải quyết vấn đề bức thiết ở vùng DTTS

Khánh Thi - 11:25, 09/09/2024

Đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,... đang là vấn đề bức thiết của một bộ phận đồng bào DTTS ở Tuyên Quang. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung giải quyết vấn đề bức thiết trên địa bàn, tạo điều kiện để người dân “an cư, lạc nghiệp”.

Gia đình bà Lý Thị Xuân (dân tộc Mông, thôn Tân An, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương) vui mừng được cán bộ địa phương đến thông báo hỗ trợ chuẩn bị làm nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Gia đình bà Lý Thị Xuân (dân tộc Mông, thôn Tân An, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương) vui mừng được cán bộ địa phương đến thông báo hỗ trợ chuẩn bị làm nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

N lực “an cư” cho hộ nghèo

Theo thống kê, hiện số lượng hộ DTTS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có nhu cầu về nhà ở tương đối lớn. Chỉ tính riêng ở các địa bàn thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719), toàn tỉnh có 2.096 hộ có nhu cầu hỗ trợ nhà ở.

Thực hiện Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719, từ năm 2022 đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã tập trung hỗ trợ các hộ có nhu cầu bức thiết về nhà ở. Với 50 triệu đồng hỗ trợ của Nhà nước (40 triệu đồng từ Chương trình MTQG 1719, 10 triệu đồng từ ngân sách địa phương) và được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 40 triệu đồng, nhiều hộ nghèo DTTS có thêm quyết tâm, huy động kinh phí để xây dựng nhà ở kiên cố.

Trước đây, cả gia đình chị Hoàng Thị Ninh, ở thôn Phúc Thịnh, xã Đông Lợi (huyện Sơn Dương) phải sống trong căn nhà nhỏ hẹp, xuống cấp. Do điều kiện kinh tế không cho phép nên không thể sửa chữa hay xây mới. Được hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, chị mạnh dạn vay thêm vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để xây nhà; anh em, dòng họ cũng mừng cho gia đình chị nên lui tới góp ngày công lao động. Ngôi nhà mới kiên cố, rộng rãi được hoàn thành, hiện thực hóa “an cư” bao năm nay của gia đình chị.

Cũng như gia đình chị Ninh, 19 hộ khác trên địa bàn xã Đông Lợi đã được hỗ trợ để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở. Theo báo cáo của UBND xã Đông Lợi, từ năm 2023 đến nay, vốn Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ 20 hộ DTTS nghèo làm nhà ở kiên cố; tổng kinh phí thực hiện là 1 tỷ đồng.

Niềm vui của 20 hộ DTTS nghèo ở xã Đông Lợi cũng là tâm trạng chung của hàng nghìn gia đình ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang khi được “an cư” trong những ngôi nhà khang trang, rộng rãi, được hỗ trợ từ vốn Chương trình MTQG 1719. Theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, từ khi triển khai Chương trình MTQG 1719 đến nay, toàn tỉnh đã có 1.276 hộ nghèo vùng DTTS và miền núi của tỉnh đã được hỗ trợ về nhà ở. Riêng trong năm 2024, toàn tỉnh đặt mục tiêu hỗ trợ về nhà ở cho 326 hộ có nhu cầu.

Cùng với nhà ở, thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã và đang nỗ lực giải quyết nhu cầu bức thiết về đất ở cho một bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn. So với nhà ở thì số hộ có nhu cầu về đất ở ít hơn. Theo rà soát, giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện Dự án 1, toàn tỉnh có 106 hộ thiếu đất ở sẽ được hỗ trợ.

Mặc dù số hộ có nhu cầu về đất ở không nhiều, nhưng trong bối cảnh thiếu quỹ đất, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung tháo gỡ một số vướng mắc liên quan để giải ngân vốn hỗ trợ đất ở. Đơn cử, tại Khu dân cư Đỉnh 10, thôn Khuổi Cằn, xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn) có hơn 30 hộ đồng bào dân tộc Mông di cư từ Hà Giang về sinh sống trên đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ hàng chục năm nay. Đa phần các hộ đều có nhu cầu hỗ trợ đất ở, nhà ở.

Vốn hỗ trợ đã có, nhưng xã lại không còn quỹ đất để thực hiện. Để tạo quỹ đất, xã đề xuất chuyển đổi mục đích đất rừng phòng hộ, nơi các hộ dân đang sinh sống. Nhưng theo quy định, đất rừng phòng hộ không được chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhóm đất phi nông nghiệp; trong khi nhà ở kiên cố thì phải xây dựng trên đất phi nông nghiệp.

Hộ dân thôn Cầu Đá (xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương) được hỗ trợ téc nước trữ nước sạch theo Dự án 1, Chương trình MTQG 1719
Hộ dân thôn Cầu Đá (xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương) được hỗ trợ téc nước trữ nước sạch theo Dự án 1, Chương trình MTQG 1719

Tập trung cải thiện đời sống

Cũng như hỗ trợ đất ở, nội dung hỗ trợ đất sản xuất theo Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang không thuận lợi do thiếu quỹ đất để thực hiện. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và rà soát các trường hợp có nhu cầu cấp thiết, giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh Tuyên Quang dự kiến hỗ trợ 213 hộ thiếu đất sản xuất.

Theo ông Ma Quang Hiếu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, ngày 31/12/2022, UBND tỉnh đã có Quyết định số 49/2022/QĐ-UBND quy định về định mức đất sản xuất để thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành, địa phương đã rà soát, bố trí quỹ đất và triển khai hỗ trợ đất sản xuất cho nhiều hộ có nhu cầu cấp thiết.

“Riêng năm 2024, thực hiện Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 07/02/2024 của UBND tỉnh, Tuyên Quang sẽ hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 16 hộ”, ông Hiếu cho biết.

Để cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho hộ DTTS thuộc đối tượng thụ hưởng Dự án 1, tỉnh Tuyên Quang đã và đang tập trung thực hiện nội dung chuyển đổi nghề cho hộ có nhu cầu. Theo rà soát, giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh có khoảng 11.054 hộ sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề. Từ khi thực hiện đến tháng 5/2024, tỉnh đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.978 hộ có nhu cầu. Tính riêng trong năm 2024, tỉnh sẽ thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.840 hộ gia đình thuộc đối tượng của Chương trình.

Bên cạnh đất ở, nhà ở, đất sản xuất thì tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng là vấn đề bức thiết đối với nhiều hộ DTTS, đồng thời cũng là một thách thức của các địa phương đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang trên hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Vốn Chương trình MTQG 1719 triển khai trên địa bàn tỉnh đang giúp giải “cơn khát” này.

Hộ nghèo (ở xã Chi Thiết, huyện Sơn Dương) được cấp phát téc nước từ nguồn vốn Chương trình MTQg 1719.
Hộ nghèo (ở xã Chi Thiết, huyện Sơn Dương) được cấp phát téc nước từ nguồn vốn Chương trình MTQg 1719

Trước đây, do không có bình chứa nên dù mưa hay nắng, gia đình chị Vi Thị Sen, ở thôn Khau Tinh, xã Khâu Tinh (huyện Na Hang) vẫn phải lấy nước các khe nước nhỏ trên núi về sử dụng. Thực hiện Dự án 1, xã Khâu Tinh đã cấp hỗ trợ gia đình chị 01 téc đựng nước bằng tôn loại 1,5m3. Có bình chứa, gia đình chị Sen không phải lo thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mùa mưa bão.

Không chỉ giải quyết nhu cầu bức thiết về nước sinh hoạt cho từng hộ gia đình mà việc triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang giúp xã Khâu Tinh hoàn thiện tiêu chí nước sạch trong xây dựng NTM. Từ nguồn vốn Dự án 1, Xã được đầu tư xây dựng 02 công trình cấp nước tập trung; cung cấp nước sinh hoạt cho trên 270 hộ dân thuộc các thôn Khau Tinh, Khau Phiêng, Nà Lũng.

Cũng như xã Khâu Tinh, các địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang đã và đang được giải quyết căn bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình 1719, toàn Tỉnh đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.517 hộ; đầu tư, xây dựng 12 công trình nước sinh hoạt tập trung. Trong năm 2024, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.762 hộ; đầu tư xây dựng 06 công trình nước sinh hoạt tập trung, trong đó ưu tiên địa bàn vùng bị hạn hán, xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, ông Ma Quang Hiếu, việc thực hiện hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần “an cư” cho nhiều gia đình, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết ở vùng DTTS của tỉnh. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án, nhất là Chương trình MTQG 1719, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền, tạo động lực để người dân đoàn kết, phấn đấu xây dựng bản, làng ấm no, hạnh phúc.

Theo Quyết định số 539/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt và giao dự toán vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh, năm 2024, tổng nguồn vốn sự nghiệp được giao là 262 tỷ 384 triệu đồng. Nguồn vốn tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng DTTS và miền núi của tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.
Tin nổi bật trang chủ
“Đêm hội trăng rằm” ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng cao Gia Lai

“Đêm hội trăng rằm” ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng cao Gia Lai

Tin tức - Ngọc Thu - 14 giờ trước
Trong không khí rộn ràng của mùa Tết Trung thu 2024, các đơn vị, tổ chức, nhóm thiện nguyện, câu lạc bộ, nhà hảo tâm đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để mang lại niềm vui và sự ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Gia Lai.
Ấm ấp yêu thương tại Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại biên giới Hà Tiên

Ấm ấp yêu thương tại Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại biên giới Hà Tiên

Nhịp cầu nhân ái - Như Tâm - Tào Đạt - 14 giờ trước
Trên biên giới TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, DTTS lần đầu tiên được đón một cái Tết Trung thu thật ấm áp, tràn ngập niềm vui với trống lân, đèn lồng và những bài ca.
Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Media - BDT - 20:00, 16/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách. Khơi dậy tiềm năng du lịch vùng đồng bào DTTS. Làm giàu nhờ lối canh tác cà phê khác biệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thời sự - PV - 17:50, 16/09/2024
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Media - BDT - 17:16, 16/09/2024
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách. Khơi dậy tiềm năng du lịch vùng đồng bào DTTS. Làm giàu nhờ lối canh tác cà phê khác biệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024

Dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024

Tin tức - Vũ Mừng - 17:01, 16/09/2024
UBND huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) vừa có thông báo sẽ dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Thời sự - Sỹ Hào - 16:59, 16/09/2024
Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Chính sách và đời sống - Quỳnh Trâm - 16:49, 16/09/2024
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn và đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, giúp các hộ gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Xã hội - Thúy Hồng - 16:47, 16/09/2024
Siêu bão Yagi đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc nước ta. Trong bão lũ, những câu chuyện ấm tình người xuất hiện khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước. Đó là những người dân thức xuyên đêm gói bánh chưng, làm cơm nắm muối vừng… Hàng ngàn tấn hàng cứu trợ đã được chuyển đến vùng lũ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…. Tinh thần tương trợ và giúp đỡ đồng bào là điều rất quý báu, là tình cảm rất đáng trân trọng, song cứu trợ sao cho hiệu quả, an toàn, làm thế nào để hàng cứu trợ đến được đúng người, đúng đối tượng lại là câu chuyện đáng suy ngẫm.
Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Giáo dục - Minh Đức - Vũ Mừng - 16:36, 16/09/2024
Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Giàng Mí Lía đã trở thành sinh viên Học viện An ninh Nhân dân đầu tiên của địa phương.