Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Vũ Mừng - 14:18, 09/09/2024

Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đồng Văn đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ không quản ngại khó khăn, gian khổ luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động, phong trào thi đua ở cơ sở; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân làm theo. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng.

Người có uy tín Giàng Chứ Sửu
Người có uy tín Giàng Chứ Sửu

Thôn Má Pắng, thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có 94 hộ dân, sinh sống tập trung thành 4 cụm, với 456 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Nhiều năm qua, phần lớn người dân vẫn chỉ biết canh tác, chăn nuôi theo tập quán, sự được mất của mùa màng đều được quyết định bởi… trời! Thiếu tính chuyên canh tập trung nên cây trồng, vật nuôi đều không thể trở thành hàng hoá. Thế nên, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa Má Pắng thoát nghèo luôn là vấn đề quan tâm nhất của chính quyền các cấp huyện Đồng Văn suốt nhiều năm qua! 

Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng được thực hiện, là phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào cùng với chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia thực hiện có kết quả các phong trào thi đua phát triển sản xuất; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”... để từng bước ''đuổi nghèo" và xây dựng cuộc sống mới nơi bản làng ngày càng phát triển.

Nhiều năm nay, hình ảnh anh Giàng Chứ Sửu (sinh năm 1977), Người có uy tín, cán bộ Ban Công tác mặt trận, kiêm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, với vẻ bề ngoài mộc mạc, giản dị, nhưng lúc nào cũng tất bật và hay mang theo sổ sách bên người dần trở nên quen thuộc với người dân tại thôn Má Pắng. Hơn 10 năm công tác tại cơ sở, anh Sửu luôn sát cánh cùng cán bộ cơ sở nắm vững tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, đề xuất với chính quyền các cấp quan tâm giải quyết kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc trong thôn bản này. Đồng thời, tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn hóa mới nơi thôn, bản.

Điển hình như, trước đây, các lễ cưới, lễ tang ở trong vùng còn tồn tại nhiều hủ tục, gây tốn kém và ảnh hưởng đến khu dân cư; nạn kết hôn cận huyết thống, tảo hôn là một vấn đề nhức nhối đã tồn tại trên địa bàn trong một thời gian dài... Để khắc phục dứt điểm các tình trạng này, anh Giàng Chứ Sửu lại cùng các tổ chức đoàn thể thông qua các cuộc sinh hoạt thôn bản, thậm chí có việc phải đến "từng ngõ, gõ từng nhà"... kiên trì tuyên truyền, giải thích cho Nhân dân, qua đó nhiều vụ việc được xử lý ngay từ khi có dấu hiệu vi phạm để sự việc không diễn biến xấu hơn. Cũng với cách làm này mà nhiều năm gần đây, ở Má Pắng không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Anh Giàng Chứ Sửu còn là một trong những cá nhân tiêu biểu tại thôn Má Pắng trong phát triển kinh tế chăn nuôi
Anh Giàng Chứ Sửu còn là một trong những cá nhân tiêu biểu tại thôn Má Pắng trong phát triển kinh tế chăn nuôi

Theo lời anh Sửu bộc bạch: Những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của người Mông ở Má Pắng có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, việc thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác và đồng bào DTTS  trên địa bàn vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

"Là Người uy tín và được giao một số công việc ở thôn, tôi đã cố gắng để làm tốt công việc được giao, việc gì có lợi cho bà con là mình phải tranh thủ để thực hiện. Với việc bà con chưa hiểu, mình sẽ tìm hiểu kỹ rồi giải thích lại cho bà con", anh Giàng Chứ Sửu cho hay.

Với suy nghĩ này, là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn nên anh Sửu  tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hằng tháng tham gia giao ban đầy đủ tại điểm giao dịch thị trấn, tổ chức sinh hoạt tổ, thường xuyên theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn… Qua đó, giúp anh nắm bắt, tiếp thu kịp thời những vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, để bình xét đúng đối tượng được thụ hưởng; cũng như theo dõi quá trình bà con sử dụng vốn vay đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi để góp ý kịp thời, làm sao mang lại hiệu quả cao nhất. 

Anh Giàng Chứ Sửu cùng chính quyền địa phương và cán bộ Phòng Dân tộc huyện Đồng Văn đi thăm con đường bê tông liên thôn được đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình MTQG.
Anh Giàng Chứ Sửu cùng chính quyền địa phương và cán bộ Phòng Dân tộc huyện Đồng Văn đi thăm con đường bê tông liên thôn được đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình MTQG

Được biết, hiện nay Tổ vay vốn của anh Sửu có 50 thành viên, với các chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội như: Chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết việc làm… 

Bằng nguồn vốn vay 50 triệu đồng/hộ gia đình, nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ra đời, mang lại hiệu quả thiết thực. Chỉ tính riêng giai đoạn 2021 – 2023, đã có 8 hộ trong thôn vươn lên thoát nghèo nhờ mô hình nuôi lợn thương phẩm, 15 hộ nghèo vươn lên thành hộ cận nghèo nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đồng Văn - Vàng Mí Chỏ chia sẻ: Huyện Đồng Văn có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 87,75%. Toàn huyện có 225 Người có uy tín ở 225 thôn bản. Đội ngũ những Người có uy tín của huyện gồm nhiều thành phần khác nhau như: già làng, trưởng dòng họ, bí thư chi bộ, trưởng thôn, cán bộ nghỉ hưu, thầy cúng, thầy mo, thầy lang, người sản xuất kinh doanh giỏi…

Người có uy tín là những người nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hơn nữa lại am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán của đồng bào. Họ không quản ngại khó khăn, gian khổ luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động, phong trào thi đua ở cơ sở.

Những năm qua, Phòng Dân tộc huyện thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã, thị trấn; đặc biệt là Người uy tín làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng các thôn, bản, cùng các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh trật tự nơi biên giới; tích cực tuyên truyền vận động đồng bào xây dựng đời sống mới. 

"Để động viên, khuyến khích Người uy tín phát huy vai trò, huyện luôn quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín; đồng thời phát hiện biểu dương, khen thưởng kịp thời những Người uy tín tiêu biểu có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực,  hoạt động ở cơ sở.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 02/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Phương Nghi - 8 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 8 giờ trước
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Ông Tà Thía Ca là Người có uy tín thôn Rồ Ôn thuộc xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Ông tận tâm chăm lo xây dựng bản làng vùng đồng bào Raglay ngày càng no ấm, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Giáo dục - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Mặc dù có tới 60% cơ sở giáo dục trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề cơn bão số 3; tuy nhiên chỉ sau 2 tuần khi cơn bão đi qua, hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản ổn định trở lại. Đặc biệt, mới đây Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND "Về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3, trong đó có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, góp phần giảm bớt khó khăn cho các gia đình sau bão lũ, giúp các em học sinh yên tâm đến trường.
Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 8 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Lục Nam.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

Giáo dục - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là một trong các mô hình cốt lõi của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025. Tại huyện Kbang (Gia Lai), CLB đã trang bị cho học sinh DTTS nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích để các em tự tin nói lên tiếng nói của mình.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Vinh - 8 giờ trước
Ngày 06/10/1975, lực lượng Công an vũ trang tỉnh Rạch Giá, nay là Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang chính thức triển khai trong phạm vi toàn tỉnh. Từ đây, bắt đầu chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Và ngày 26/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã ra Quyết định số 4424/QĐ-BTL công nhận ngày 06/10/1975 là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang...
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 8 giờ trước
Tại Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 vừa được tổ chức ngày 1/10, VNPT mang tới những góc nhìn thực tiễn về loạt công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là những ứng dụng từ AI tạo sinh (Generative AI).
Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Vấn đề - Sự kiện - Thanh Hải - 8 giờ trước
Thiên tai vừa lắng xuống, những cuộc mở đường, tìm đất lập làng, dựng bản đã bắt đầu đầy rốt ráo, như chính niềm mong ngóng an cư, tái thiết cuộc sống của người dân. Lập làng, dựng bản dẫu khẩn trương, cấp bách nhưng không thể không kỹ lưỡng...
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Tin tức - Lâm Tấn Bình - 8 giờ trước
Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.