Như tin đã đưa, ngày 23/8, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện cùng 250 đại biểu đại diện cho hơn 53 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh Lào Cai. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ỦY ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh tới dự và có bài phát biểu quan trọng tại Đại hội.
Ngày 23/8, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Bình lần IV, năm 2024 chính thức được khai mạc với các nội dung quan trọng. Dự Đại hội có Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng; cùng 183 đại biểu đại diện cho gần 3 vạn đồng bào các DTTS ở Quảng Bình tham dự Đại hội.
Triển khai Kế hoạch số 3355/KH-UBND, ngày 04/10/2023 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 11 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 4, với 677 học viên tham gia.
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển”, ngày 23/8, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh tới dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, cùng 250 đại biểu đại diện cho hơn 53 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh Lào Cai.
Thực hiện Kế hoạch số 1558/KH-UBND ngày 07/5/2024 của UBND tỉnh Kon Tum về tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh năm 2024, đến nay Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tổ chức được 20 lớp tập huấn.
Với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án trong giai đoạn 2019 - 2024, vùng DTTS và miền núi đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS giảm nhanh. Kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ phản ánh các khía cạnh nghèo hiện nay của hộ DTTS, từ đó có những cơ chế hỗ trợ nhằm khơi dậy ý chí tự lực của hộ nghèo, bảo đảm giảm nghèo bền vững.
Ngày 23/8, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện năm 2024. Đây là dịp để cán bộ và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện được cùng nhau giao lưu, học tập kinh nghiệm, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024 (Đại hội) cho biết, Đại hội dự kiến được tổ chức trong hai ngày cuối tháng 10/2024 tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô.
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Đoàn công tác kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Nghệ An.
Huyện Chư Păh (Gia Lai) vừa tiến hành nghiệm thu, thẩm định chất lượng và tổ chức bàn giao bò cái sinh sản cho các hộ thụ hưởng Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cộng đồng thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025.
Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024.
Từ sự đồng lòng, chung sức của các cấp, các ngành và đồng bào các DTTS, cuộc điều tra thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 DTTS (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đến ngày 12/8 đã hoàn thành 100% mục tiêu đề ra.
Ở vùng DTTS và miền núi nói chung, với đồng bào các DTTS nói riêng, ứng dụng công nghệ thông tin vốn đã khó thì việc chuyển đổi số càng khó gấp nhiều lần. Do đó, thu thập thông tin về các điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin của hộ DTTS là hoạt động quan trọng để có những quyết sách phù hợp nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ở vùng DTTS và miền núi.
Lao động - việc làm là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Kết quả thu thập được coi là cơ sở để hoạch định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, “định vị” việc làm bền vững cho lao động ở vùng DTTS và miền núi.
Ngày 22-23/8/2024, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu DTTS, Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống dọc tuyến biên giới năm 2024.
Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025, thuộc Chương trình MTQG 1719, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Du lịch và các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều chương trình phục dựng các nghi lễ của đồng bào các dân tộc như Lễ cúng bến nước của người Ê Đê, Lễ cúng ăn mừng đầu lúa của người Raglai.
Triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức bàn giao Tủ sách cộng đồng cho 15 xã vùng đồng bào DTTS thuộc các huyện Di Linh, Lâm Hà và Đức Trọng.
Các điều kiện sống cơ bản của đồng bào DTTS hiện đã được cải thiện nhiều so với thời điểm năm 2019, nhưng vẫn mới dừng ở mức tối thiểu. Kết quả điều tra, thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ phản ánh thực trạng các điều kiện sống của hộ DTTS, là cơ sở để các địa phương có lộ trình thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.
Thời gian qua, Phòng Tư pháp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã bám sát Chương trình công tác hằng năm của Bộ Tư pháp và chỉ đạo của tỉnh Thái Nguyên, triển khai công việc một cách chủ động, kịp thời, toàn diện, đúng trọng tâm. Nhờ đó, công tác tư pháp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân vùng DTTS miền núi Thanh Hóa trong giảm nghèo, nhiều địa phương không chỉ triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, nhất là về hỗ trợ vốn và sinh kế cho người dân; mà còn tích cực vận động, tuyên truyền người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tinh thần tự lực, tự chủ vươn lên thoát nghèo.