Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Pú Nhung trên đường đổi mới

Trương Hữu Thiêm - 08:07, 05/09/2024

Từ ngã ba thị trấn Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, theo Quốc lộ 6 hướng về nơi sương trắng bồng bềnh, đi trên con đường nhựa ngoằn ngoèo có lúc vắt ngang một bản Thái chênh vênh, khi lại uốn mình len lỏi cạnh những thửa ruộng bậc thang. Những tên rừng, tên núi giản dị và độc đáo đến diệu kỳ, nhưng gắn liền với nó là truyền thuyết “Chia đất chia của” thuở lập mường dựng bản, hoặc thiên tình sử “Xống chụ xon xao” từng cuốn hút tâm hồn bao thế hệ người nghe...

Người dân Pú Nhung thu hoạch dứa. (Ảnh TL)
Người dân Pú Nhung thu hoạch dứa. (Ảnh TL)

Đi hết 12 cây số là tới bản Đề Chia A, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo. Người chúng tôi tìm gặp là ông Vừ Thái Hòa, Trưởng bản Đề Chia A. Trong câu chuyện, Trưởng bản Vừ Thái Hòa chỉ tay lên dãy núi cao phía Đông, nói: Trước kia bản Đề Chia ở trên đó, mỗi gia đình như một cái tổ chim treo lơ lửng cạnh sườn núi. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, giặc Pháp tái chiếm Lai Châu; cuộc đời người Mông ở Pú Nhung cực khổ lắm. Bọn giặc đốt nhà, phá nương, hãm hiếp phụ nữ, đánh đập người già, bắt trai tráng đi lính để chết thay cho chúng, nhưng cũng không ngăn nổi tấm lòng trung kiên, bất khuất của người Mông.

Không thể trốn mãi trên rừng để rồi lại bị bắt, người Mông Pú Nhung đã đoàn kết lại xung quanh Đảng, dưới lá cờ đỏ búa liềm sát cánh cùng các dân tộc anh em khác. Hầm chông, tên thuốc độc, bẫy đá, giáo mác và súng tự tạo của du kích, chống lại quân thù.

Hôm nay, trong niềm xúc động khôn cùng, Trưởng bản Vừ Thái Hòa đau đáu nhìn lên đỉnh Pú Ao, giọng ngậm ngùi: “Anh hùng Vừ A Dính hy sinh ở trên đó!”. Bị rơi vào tay giặc, sau những ngày bị địch tra tấn dã man, Vừ A Dính một mực không khai báo. Bất lực trước khí phách hiên ngang của chàng thiếu niên người Mông, ngày 15/6/1949, thực dân Pháp đã treo ngược anh lên một cành đào, rồi xả súng bắn. Năm ấy Vừ A Dính 15 tuổi, vợ Dính là Sùng Thị Đớ cũng mới 13 tuổi. Sau đó, chúng lùng bắt ông Vừ Trống Lầu - bố đẻ của Vừ A Dính tra tấn ông đến chết trong nhà ngục Lai Châu.

Một tiết học ở Trường THCS Vừ A Dính (xã Pú Nhung) năm học 2023 - 2024.
Một tiết học ở Trường THCS Vừ A Dính (xã Pú Nhung) năm học 2023 - 2024

Giờ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, của các cấp, các ngành, Pú Nhung đang là xã điểm trong số 130 xã, phường của tỉnh Điện Biên. Những năm qua, nhiều chương trình, dự án được đầu tư cho Pú Nhung như: Trạm phát lại truyền hình, trụ sở UBND xã, trường học 2 tầng, trung tâm học tập cộng đồng, đường dây tải điện 35KV, trạm xá, bưu điện... tất cả đều được xây dựng khang trang, hiện đại, quy mô ngang với các xã đứng đầu miền núi.

Ông Sùng Dũng Chía, Người có uy tín nhiều năm ở Pú Nhung, chia sẻ: “Người Mông chúng tôi có câu châm ngôn “Biết gieo không tốn giống, biết sống không tốn lời”. Ở Pú Nhung bây giờ, mọi cái tốt đã trở thành nền nếp nên không phải bàn, phải họp nhiều”. Miệng nói không bằng tay làm, hãy bắt đầu từ Đảng bộ, các đảng viên đã trực tiếp vận động những người cùng huyết thống, cùng dòng họ, đi đầu trong việc phá bỏ tập quán độc canh lạc hậu và thói quen chăn thả tự nhiên, trồng cây dược liệu gồm quế hương và thảo quả, chăn nuôi đàn gia súc trâu, bò, ngựa...

Phát triển sản xuất nông nghiệp là hướng đi căn bản, của bà con người Mông xã Pú Nhung hiện nay.
Phát triển sản xuất nông nghiệp là hướng đi căn bản của bà con người Mông xã Pú Nhung hiện nay

Để có những thông tin mới và chính xác nhất, chúng tôi xin làm việc với ông Vừ A Kỷ, Chủ tịch UBND xã Pú Nhung. Trong căn phòng giản dị của trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND xã, ông Vừ A Kỷ cho biết: Trên mặt trận nông, lâm nghiệp, thắng lợi mà Đảng bộ và Nhân dân xã Pú Nhung đạt được thật đáng phấn khởi. Trong số gần 2.200ha rừng, gồm trẩu, rừng hỗn hợp tái sinh, rừng nguyên sinh... có tới trên 1.000ha rừng đầu nguồn được lực lượng dân quân tuần tra canh gác chặt chẽ. Hầu hết các hộ cá thể được cán bộ khoa học kỹ thuật của Hội Khuyến nông huyện đến tận nhà hướng dẫn miễn phí những kiến thức nuôi trồng tiên tiến. Nhờ vậy, gần 40ha vườn nhà gồm táo, nhãn, mận tam hoa, hồng đơn hạt đã tặng người dân ở đây những mùa quả đầu tiên, với năng suất và chất lượng thật hài lòng.

Với mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng, mỗi năm gia đình ông Sùng Vả Hồ (bản Phiêng Pi) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng các loại. Phát huy thế mạnh sở trường là cây đỗ tương, cùng với ngô Biôxít, lúa tẻ Thái Lan, cà phê và gừng xuất khẩu, một màu xanh trù phú trùm lên làng bản thân yêu. Mấy năm gần đây, sản lượng lương thực bình quân đầu người của xã năm sau cao hơn năm trước, nhiều vụ đạt tới gần 500kg, dẫn đầu toàn huyện.

Tác giả và ông Vừ A Kỷ (người ngồi), Chủ tịch UBND xã Pú Nhung; tại trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND xã Pú Nhung.
Tác giả và ông Vừ A Kỷ (người ngồi), Chủ tịch UBND xã Pú Nhung; tại trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND xã Pú Nhung

Tạm biệt Pú Nhung, chúng tôi đi trên con đường quanh co giữa bản, bồi hồi ngắm nhìn những khu vườn đẹp như tranh của các gia đình. Bất chợt, điệu khèn đâu đây vang lên như níu giữ những bàn chân ngập ngừng chẳng muốn dời đi. Tiếng khèn Mông đầy đặn và khoẻ khoắn như nói hộ lòng người Pú Nhung - tấm lòng ơn Đảng và Chính phủ đã đưa người Mông từ thân phận lầm than đến chỗ làm chủ làng bản, làm chủ cuộc đời...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 3 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 13 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 16 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.