Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

TP. Pleiku (Gia Lai): Già làng, Người có uy tín phát huy vai trò trong cuộc Điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS

Ngọc Thu - 09:40, 01/09/2024

Cùng với nhiều địa phương cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh ở Gia Lai, TP. Pleiku đã hoàn thành sớm việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS (Cuộc điều tra). Có được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành, Điều tra viên, thì đội ngũ già làng, thôn trưởng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã phát huy vai trò, góp sức vận động người dân cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các Điều tra viên.

Già làng, Người có uy tín Siu Níu cùng điều tra viên làng Ốp (phường Hoa Lư, Tp. Pleiku) trao đổi, xác nhận thông tin của các hộ được chọn điều tra
Già làng, Người có uy tín Siu Níu cùng Điều tra viên làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) trao đổi, xác nhận thông tin của các hộ được chọn điều tra

Phát huy vai trò già làng, thôn trưởng, Người có uy tín

Tại TP. Pleiku, Cuộc điều tra tiến hành tại 31 địa bàn ở 12 xã, phường, với tổng số hộ được chọn là 925 hộ. Với đặc điểm dân cư phân bố không đồng đều, một số địa bàn ở cách xa trung tâm xã, trình độ dân trí còn thấp. Cùng với đó, thời điểm điều tra trùng vào thời gian người dân đang trong mùa vụ, các hộ đi nương, rẫy chiều tối mới về nên việc tiếp cận, phỏng vấn, ghi phiếu mất nhiều thời gian. Mặt khác, phiếu điều tra nhiều câu hỏi, nghiệp vụ khó, trong khi năng lực chuyên môn, kỹ năng của một số Điều tra viên còn hạn chế… nên đã gây ít nhiều khó khăn trong Cuộc điều tra.

Thấu hiểu những khó khăn, đồng hành cùng Điều tra viên Phạm Văn Trần Hùng tại làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) trong những buổi thu thập thông tin của người dân là già làng, Người có uy tín Siu Níu. Già Núi cho biết: “Được các cán bộ tuyên truyền, mình hiểu được Cuộc điều tra năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bà con làng Ốp. Vì vậy, khi cần đến sự hỗ trợ của mình, mình luôn sẵn sàng phối hợp”.

Trong quá trình thu thập thông tin của Điều tra viên, việc hẹn gặp, tiếp xúc bà con còn gặp khó khăn, bởi người dân còn mang tâm lý “ngại” tiếp xúc. Thấy vậy, già Níu liền đứng ra vận động, thuyết phục bà con mạnh dạn, tranh thủ sắp xếp thời gian để cung cấp thông tin kịp thời cho Điều tra viên.

Điều tra viên Hùng kể: “Làng Ốp có 30 hộ chọn mẫu điều tra. Cũng có hộ hợp tác, cũng có hộ rất khó khi tiếp xúc với người lạ. Vì vậy, mình phải xuống gia đình nhiều lần để thuyết phục họ. Cũng may, có già Siu Níu đi cùng thuyết phục bà con, nói cho họ hiểu. Đồng thời, già Níu sử dụng tiếng Gia Rai để dễ dàng trao đổi, lấy thông tin của bà con hơn, giúp mình hoàn thành nhiệm vụ”.

Ông Rơ Mah Bat - Bí thư chi bộ, Người có uy tín làng Ngol, phường Trà Bá tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, điều tra viên cùng triển khai cuộc điều tra trong làng
Ông Rơ Mah Bat - Bí thư Chi bộ, Người có uy tín làng Ngol, phường Trà Bá tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, Điều tra viên cùng triển khai Cuộc điều tra trong làng

Cuộc điều tra diễn ra từ 1/7 đến 15/8, đây cũng là thời điểm mùa mưa ở Tây Nguyên kéo dài. Ông Rơ Mah Bat - Bí thư Chi bộ, Người có uy tín làng Ngol, phường Trà Bá đã không quản nắng mưa, tranh thủ lúc bà con không lên rẫy để cùng với Điều tra viên, chính quyền địa phương thực hiện Cuộc điều tra.

Ông Bat cho hay: “Với đặc thù làng đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ khoảng 70%, có những quần chúng rất tích cực, năng nổ, chủ động cung cấp thông tin chính xác cho Điều tra viên, nhưng có trường hợp trình độ văn hóa, nhận thức hạn chế. Vì vậy, tôi tích cực tuyên truyền, vận động bà con hiểu được ý nghĩa của Cuộc điều tra, nắm những thông tin cá nhân của một số hộ để gợi họ nhớ lại... phục vụ cho việc cung cấp thông tin được nhanh chóng và đầy đủ”.

Về “đích” sớm Cuộc điều tra

Tham gia Cuộc điều tra ngay từ những ngày đầu ra quân, già làng Băng (làng Mơ Nú, xã Chư Á) đã đã cùng các Điều tra viên và Giám sát viên của Chi cục Thống kê TP. Pleiku tiến hành thu thập thông tin tại các hộ dân trên địa bàn; đồng thời tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của Cuộc điều tra giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS trên địa bàn nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Được sự hỗ trợ từ già làng, thôn trưởng, Người có uy tín, các điều tra viên thu thập thông tin chính xác, kịp thời
Được sự hỗ trợ từ già làng, thôn trưởng, Người có uy tín, các Điều tra viên thu thập thông tin chính xác, kịp thời

Già Băng khẳng định: “Với tinh thần trách nhiệm, uy tín của bản thân, mình đến từng hộ được chọn thu thập thông tin, giải thích cặn kẽ cho họ hiểu. Có những hộ không biết chữ, không nghe được tiếng phổ thông, mình viết và dịch ra, giải thích cho họ đến khi nào hiểu mới thôi. Nhờ vậy, dân làng Mơ Nú ai cũng đồng tình, nhanh chóng hoàn thành việc cung cấp thông tin cho Điều tra viên”.

Với hỗ trợ đắc lực của những già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong đồng bào DTTS, cùng sự nỗ lực của đội ngũ Điều tra viên, cán bộ, nhân viên Chi cục Thống kê TP. Pleiku, đến ngày 31/7, TP. Pleiku đã hoàn thành Cuộc điều tra, thu thập thông tin, với 925 phiếu hộ và 12 phiếu xã.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Chi Cục trưởng Chi cục Thống kê TP. Pleiku cho biết: TP. Pleiku luôn xác định đội ngũ già làng, thôn trưởng, Người có uy tín là nhân tố quan trọng trong việc vận động bà con trên tất cả mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, bảo tồn văn hoá và giữ vững an ninh trật tự nói chung và trong Cuộc điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS nói riêng. Đặc biệt, trong ngày tổ chức Lễ ra quân, TP. Pleiku đã mời 2 già làng đến dự và phát biểu, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng. Từ đó, các hộ được chọn điều tra phối hợp rất nhiệt tình trong quá trình Điều tra viên thu thập thông tin tại địa bàn.

TP. Pleiku sớm về đích cuộc Điều tra, thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS
TP. Pleiku sớm về đích Cuộc điều tra, thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS

Tại các địa bàn được chọn điều tra, các già làng, trưởng thôn, Người có uy tín đều tham gia tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Cuộc điều tra, vận động Nhân dân và các hộ được chọn mẫu điều tra cung cấp thông tin nhiệt tình, chính xác và đầy đủ cho Điều tra viên đến phỏng vấn. 

"Thực tế, qua quá trình triển khai, vai trò già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tiếp tục được phát huy, là lực lượng tiên phong tại cơ sở trong tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS chủ động, tích cực phối hợp cung cấp thông tin cho Điều tra viên hoàn thành nhiệm vụ. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào thành công Cuộc điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn TP. Pleiku”, Chi Cục trưởng Chi cục Thống kê TP. Pleiku nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 phút trước
Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 7 phút trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 35 phút trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Nhìn lại công tác phòng chống siêu bão ở Quảng Ninh: Bài học không được chủ quan, lơ là (Bài 2)

Nhìn lại công tác phòng chống siêu bão ở Quảng Ninh: Bài học không được chủ quan, lơ là (Bài 2)

Xã hội - Mỹ Dung - 41 phút trước
Đã hơn 10 ngày kể từ khi bão số 3 đổ bộ, những thiệt hại nặng nề vẫn đang hiện diện tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, ở đó, sức mạnh toàn dân đã và đang được phát huy cao độ, trở thành động lực lớn để Quảng Ninh vượt qua chồng chất khó khăn. Nhìn lại công tác phòng chống, ứng phó cơn bão kinh hoàng ấy, việc không được chủ quan, lơ là là bài học cần khắc cốt ghi tâm.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 47 phút trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 49 phút trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Sự kiện - Bình luận - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Làng biển Mỹ Nghĩa thuộc phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) là địa phương duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền nghệ thuật hò bả trạo. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, làm thổn thức lòng người thưởng ngoạn.
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.
Phát lộ hơn 1km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Phát lộ hơn 1km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 18/9, UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện các bậc đá cổ mà cha ông sắp xếp lên Hoành Sơn Quan.