Chiều 21/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr đã có buổi làm việc với Báo Dân tộc và Phát triển để đánh giá kết quả công tác tháng 7, tháng 8, triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024. Tham dự cuộc họp có thành viên Ban Biên tập, lãnh đạo các phòng, ban của Báo Dân tộc và Phát triển.
Thu thập thông tin về nhà ở là một trong những nội dung của cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Từ kết quả điều tra, các bộ, ngành, địa phương sẽ có những giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ cũng như tăng cường xã hội hóa nguồn lực để giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho hộ nghèo ở vùng DTTS và miền núi, từ đó thúc đẩy giảm nghèo đa chiều.
Vùng đồng bào DTTS có nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, khí hậu, bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS để khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Để biến lợi thế đó thành sinh kế, giúp đồng bào thoát nghèo, chính quyền địa phương, đồng bào DTTS ở Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai nhiều cách làm hiệu quả.
Thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (Điều tra 53 DTTS) năm 2024 trên phạm vi cả nước, toàn tỉnh Bắc Kạn có 322 địa bàn với khoảng 13.000 hộ ở 108 xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi điều tra.
Thực hiện Kế hoạch điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Điều tra 53 DTTS) lần thứ 3, năm 2024, tỉnh Lâm Đồng có 382 địa bàn, tổng số hộ là 39.363 hộ, trong đó tổng số hộ điều tra là 12.549 hộ; 104 xã thực hiện điều tra phiếu xã.
Ở vùng DTTS và miền núi, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) là rất khả quan, nhưng thiếu bền vững do còn phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Do đó, việc thu thập thông tin về BHYT ở hộ DTTS trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, có ý nghĩa quan trọng để có cơ sở hoạch định chính sách BHYT trong giai đoạn mới, từ đó “gia cố” trụ cột an sinh này ở vùng khó khăn.
Ngay sau Lễ ra quân (bắt đầu từ 1/7) thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, đội ngũ Điều tra viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bắt tay ngay vào công việc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Để cuộc điều tra về đích đúng tiến độ, ngoài sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, còn có sự đồng hành, hỗ trợ quan trọng của đội ngũ già làng, Người có uy tín. Họ đã cùng với các điều tra viên "đi từng ngõ, gỗ từng nhà".
Chiều 20/8, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn chủ trì Hội nghị về thúc đẩy đầu tư công, triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.
Thành lập và vận hành Tổ truyền thông cộng đồng và (TTCĐ) là một trong những nội dung của Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Cụ thể hóa nội dung này, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thành lập được 59 Tổ TTCĐ và đã mang lại hiệu quả tích cực.
Cuộc Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra từ 1/7 đến 15/8/2024. Cuộc điều tra đã nhận được sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự đồng thuận của đại bộ phận quần chúng Nhân dân, sự quyết tâm cao của các cấp, mà đặc biệt là lực lượng điều tra viên.
Cùng với cả nước tiến hành cuộc Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024, từ ngày 01/7/2024 đến 15/8/2024, mặc dù gặp không ít khó khăn, song tỉnh Ninh Bình đã triển khai cuộc Điều tra thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, đặc biệt là về trước thời gian quy định 6 ngày.
Du canh du cư là một tập quán, một thói quen tồn tại từ lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận đồng bào DTTS; là một trong những nguyên nhân khiến rất khó chấm dứt tình trạng di cư tự phát. Vì vậy, những dữ liệu về thực trạng du canh du cư được thu thập từ cuộc điều tra thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 có ý nghĩa quan trọng để hoạch định chính sách ổn định dân cư lâu dài.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Định và Quảng Ngãi.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng DTTS của tỉnh bằng nhiều hình thức, trong đó tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa được quan tâm, chú trọng. Để hiểu rõ hơn về cách thức triển khai và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Kpă Đô, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai.
Mặc dù cơ chế, chính sách đặc thù đã được ban hành, song làm thế nào để tạo đột phá từ các cơ chế, chính sách đó thì cách làm cũng phải có sự đặc thù mới có thể khơi thông về cơ chế, chính sách, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống đồng bào, thúc đẩy vùng DTTS và miền núi phát triển.
Chiều 19/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 34 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà; cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Năm 2024, lĩnh vực giáo dục là một nội dung trong điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS; đồng thời cũng được thu thập thông tin trong cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ. Dữ liệu từ các cuộc điều tra, nhất là từ cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS sẽ là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển giáo dục nhằm giải quyết một số vấn đề cấp bách ở vùng DTTS và miền núi lâu nay.
Nhằm nâng cao năng lực, chất lượng cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở, vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng đã tổ chức Hội thi Chi hội trưởng phụ nữ giỏi năm 2024 tại Cụm số 1 (gồm 3 xã Tân Tác, Bắc La, Thành Hòa). Tham gia Hội thi có 11 thí sinh là Chi hội trưởng phụ nữ thôn, xã thuộc 3 xã trong Cụm số 1.
Ngày 1/7 vừa qua, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS trên phạm vi cả nước. Tại Quảng Bình, các Điều tra viên đã và đang đi từng bản, vào từng nhà để thu thập đầy đủ nhất về các số liệu, thực trạng kinh tế- xã hội của đồng bào DTTS ở địa phương. Để hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa cuộc thu thập thông tin điều tra đối với Quảng Bình, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình.
Thông tin từ Cục Thống kê, đến thời điểm 11/8, tỉnh Lào Cai đã hoàn thành cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.