Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: Tăng cường công tác tư vấn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính cho thanh niên người DTTS trước khi kết hôn

Ngọc Chí - 08:58, 29/08/2024

Với nhiều giải pháp sáng tạo và đa dạng các hình thức tiếp cận, thời gian qua các cấp, ngành tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính cho trẻ vị thành niên, thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) trước khi kết hôn. Qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, giới tính và góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.

Cán bộ Chi cục Dân số tỉnh Kon Tum xuống từng thôn, làng tuyên truyền, vận động và nắm bắt thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Cán bộ Chi cục Dân số tỉnh Kon Tum xuống từng thôn, làng tuyên truyền, vận động và nắm bắt thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Sau khi thôn trưởng đánh một hồi kẻng, đồng bào Xơ Đăng ở thôn Đăk Plò, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông đã tập trung đông đủ ở nhà Rông của thôn để nghe cán bộ Chi cục Dân số tỉnh về tuyên truyền các nội dung về dân số, kế hoạch hóa gia đình và tư vấn sức khỏe cho vị thành niên/thanh niên nhằm hạn chế tình trạng sinh con thứ 3 trở lên và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Chị Đinh Thị Hiền - Cán bộ tuyên truyền, Chi cục Dân số tỉnh Kon Tum chia sẻ: Khi tuyên tuyền cho bà con DTTS thì chúng tôi tuyên truyền trực quan, dẫn chứng với thực tế để giúp bà con dễ hiểu và nắm rõ về Luật Hôn nhân và Gia đình, các chính sách về dân số và tư vấn cho các em vị thành niên/thanh niên hiểu rõ về tác hại của tảo hôn. Hiện nay, chúng tôi về từng thôn, làng để tuyên truyền cho bà con.

Cán bộ Chi cục Dân số tỉnh Kon Tum tuyên truyền, vận động người dân ở thôn Đăk Plò, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông
Cán bộ Chi cục Dân số tỉnh Kon Tum tuyên truyền, vận động người dân ở thôn Đăk Plò, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông

Bà Y Dung (dân tộc Xơ Đăng) – thôn Đăk Plò, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Qua buổi tuyên truyền này, chúng tôi hiểu rõ các nội dung về dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhất là tác hại của tảo hôn. Vì thế, tôi sẽ luôn quan tâm đến 4 đứa con, tuyên truyền cho các con phải chăm lo học hành đến nơi đến chốn. Chỉ được kết hôn khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật và nếu có vấn đề gì chưa hiểu thì lên Trạm Y tế xã sẽ được cán bộ y tế tư vấn về sức khỏe tiền hôn nhân.

Với mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con thứ ba và tư vấn sức khỏe cho vị thành niên/thanh niên, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hiện toàn tỉnh Kon Tum đã thành lập được 56 Câu lạc bộ không sinh con thứ ba, 13 Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên và 30 Điểm dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; tầm soát chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh.

Chị Phạm Thị Nhàn – Cán bộ dân số, Phòng khám Đa khoa khu vực Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Đối với cán bộ dân số chúng tôi không chỉ tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân tại phòng khám mà còn thường xuyên xuống từng thôn, từng nhà tuyên truyền, vận động để giúp phụ huynh và các em hiểu rõ về tầm quan trọng của việc được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân. Bởi qua những buổi tư vấn và khám sức khỏe đó chúng tôi nắm rõ được các em đã đủ tuổi để kết hôn chưa, từ đó tư vấn để các em hiểu và chỉ được kết hôn khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Điểm dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tại Trạm Y tế xã
Điểm dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tại Trạm Y tế xã

Bên cạnh đó, tại các Điểm dịch vụ tư vấn sức khỏe, định kỳ vào thứ 5 hằng tuần có cán bộ dân số trực tiếp để tư vấn, cung cấp thông tin giải đáp các thắc mắc liên quan đến các vấn đề về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên và nam, nữ chuẩn bị kết hôn. Đồng thời, Trạm Y tế cử cán bộ phối hợp với Ban Giám hiệu các trường Trung học cơ sở, cán bộ chuyên trách xã tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề cho đối tượng là học sinh khối lớp 8, lớp 9 với nội dung: Tâm sinh lý tuổi dậy thì, tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình...

Chị Y Phiếu (dân tộc Xơ Đăng) – thôn Đăk Plò, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Trước đây, em cũng được cán bộ Y tế xã tuyên truyền, tư vấn sức khỏe nên em nhận thức rằng việc kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và chính cuộc sống gia đình. Vì vậy, em luôn nhận thức là chỉ kết hôn khi đủ tuổi và đến năm 22 tuổi em mới kết hôn.

Từng bước thay đổi nhận thức về tảo hôn

Thông qua mô hình các Câu lạc bộ và Điểm dịch vụ tư vấn sức khỏe đã tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn tiếp cận một cách thuận lợi nhất các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các nhóm đối tượng là vị thành niên, thanh niên có nhận thức đúng đắn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình để biết tự bảo vệ, chăm sóc bản thân, được kiểm tra sức khỏe... góp phần nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ đối với việc chăm sóc sức khỏe bản thân, đặc biệt là hạn chế được tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Chi cục Dân số tỉnh Kon Tum cấp phát tờ rơi tuyên truyền về công tác kế hoạch hóa gia đình cho vùng đồng bào DTTS
Chi cục Dân số tỉnh Kon Tum cấp phát tờ rơi tuyên truyền về công tác kế hoạch hóa gia đình cho vùng đồng bào DTTS

Chị Y Thêm (dân tộc Gié Triêng) – Thôn Đăk Ung, xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei chia sẻ: Qua các buổi truyền thông, tôi học được nhiều kiến thức, nhất là phụ nữ phải thường xuyên đi khám sức khỏe sinh sản, sinh ít con; quan tâm đến việc chăm sóc các con để các con phát triển toàn diện và nhất là không được cho các con tảo hôn.

Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố, tính từ ngày 01/01/2024 đến 31/6/2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum tổng số cặp kết hôn kể cả sống chung với nhau như vợ chồng là 1.872 cặp. Trong đó, đủ tuổi 1.825 cặp; có 28 trường hợp tảo hôn vợ hoặc chồng chiếm 1,5%, giảm 54 trường hợp so với năm 2023; có 19 cặp tảo hôn cả vợ cả chồng, chiếm 1%, giảm 7 cặp so với năm 2023; có 119 trường hợp số phụ nữ DTTS sinh con dưới 18 tuổi, giảm 68 trường hợp so với năm 2023; không có trường hợp kết hôn cận huyết thống.

Ông A Nhập – Chủ tịch UBND xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei cho biết: Thông qua các mô hình tuyên truyền, vận động, đồng bào DTTS trên địa bàn xã cơ bản nắm rõ về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nên quan tâm nhiều hơn đến con em mình. Hiện nay trên địa bàn xã không còn xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn thì đã giảm dần qua từng năm.

Cán bộ Chi cục Dân số phối hợp với các Trạm Y tế xã tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sinh đông con và không để con em tảo hôn
Cán bộ Chi cục Dân số phối hợp với các Trạm Y tế xã tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sinh đông con và không để con em tảo hôn

Thực tế cho thấy, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ vi phạm pháp luật mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với các cá nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, dân số, giáo dục, chăm sóc trẻ em và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả các Câu lạc bộ, Điểm dịch vụ tư vấn sức khỏe, Mô hình điểm can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại địa phương, nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cả cộng đồng.

Ông Từ Hữu Phước – Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Kon Tum cho biết: Trong thời gian tới, Chi cục Dân số tiếp tục đẩy mạnh, da dạng phương thức, hình thức tuyên truyền trong việc thực hiện chính sách dân số. Tuyên truyền mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con, bảo đảm quyền, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; vận động, giáo dục và tư vấn về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, tập trung giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại, hệ lụy của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để nâng cao nhận thức của người dân; đưa nội dung tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa của các Trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông để nhằm nâng cao nhận thức của các cháu học sinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Tin nổi bật trang chủ
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Kim Thu - 1 giờ trước
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Công tác Dân tộc - Dương Ngọc Đức - 1 giờ trước
Để bài trừ những hủ tục không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới, năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Chủ trương "đúng" và "trúng" đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, đồng thuận.
Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Kinh tế - Thảo Linh - 1 giờ trước
Từng trải qua những năm tháng khó khăn, gian khổ trong xây dựng cuộc sống, ông Nông Văn Thuyên, sinh năm 1960, dân tộc Tày, ở thôn 10, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng không ngừng nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình và trở thành nông dân sản xuất giỏi.
Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại huyện tổ chức 34 cuộc trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS, với khoảng 2.200 lượt người tham gia. Hoạt động này đang góp phần giúp người dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; phòng ngừa, hạn chế thấp nhất việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Chiều 15/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 tổ chức Phiên họp lần 3 với các tiểu ban nhằm rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội. Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh chủ trì Phiên họp.
Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì, thông tin nhiều nội dung tại buổi gặp.
Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 15/10, Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian gần đây, lực lượng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ và xử lý nhiều nhóm hái trộm cau tươi trên địa bàn.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Tin tức - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn” do Bộ Công Thương đã tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ứng dụng hợp đồng điện tử và tạo không gian trao đổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai hợp đồng điện tử an toàn trên toàn quốc, trong giai đoạn 2024 - 2025.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024), chiều 15/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, nữ cán bộ cấp Vụ trưởng của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.
Hỗ trợ máy lọc nước cho người dân vùng lũ huyện Bảo Yên

Hỗ trợ máy lọc nước cho người dân vùng lũ huyện Bảo Yên

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Công ty Truyền thông và Giải trí HG Media tới thăm hỏi, động viên và trao tặng máy lọc nước cho các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ gây ra tại xã Việt Tiến, Xuân Hòa và Tân Dương của huyện Bảo Yên.