Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, ngoài dân tộc Kinh có 19 dân tộc thiểu số chiếm trên 85%. Tiếng nói và chữ viết là một tiêu chí quan trọng để xác định thành phần tộc người. Cùng với chữ viết, tiếng nói là một thành tố cơ bản của văn hóa. Song hiện nay, những thành tố này đang có nguy cơ mai một ở một số dân tộc thiểu số.
Để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đồng bào dân tộc Mông ở xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã chung tay xây dựng nếp sống mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Cùng với việc triển khai thực hiện các dự án chuyển đổi rừng làm mất rừng thì tình trạng người dân xâm canh, xâm lấn, phá rừng diễn ra hết sức nghiêm trọng, khiến khu vực Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ không còn rừng. Nếu không có giải pháp căn cơ thì mai đây, Tây Nguyên có còn là đại ngàn?
Tối 25/8/2018, tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị” lần thứ ba năm 2018, do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam tổ chức. Định kỳ 2 năm một lần, Chương trình giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị” được tổ chức và đã trở thành sự kiện có ý nghĩa trong công tác đối ngoại nói chung, đối ngoại quốc phòng nói riêng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng nhân lực vùng DTTS và miền núi là đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trước mắt mà cần những giải pháp toàn diện và lâu dài.
Một trong những sản phẩm du lịch trở thành thương hiệu của Nhật Bản, Đài Loan là sản phẩm du lịch nông nghiệp. Bí quyết để loại hình du lịch này hấp dẫn du khách phải xuất phát từ việc phát triển một nền nông nghiệp sạch, gắn với yếu tố văn hóa bản địa và chọn đúng thị trường khách.
Chính sách dân tộc đã bao phủ nhiều lĩnh vực, tuy nhiên lại rời rạc, thiếu thống nhất. Do đó, đề xuất tích hợp chính sách dân tộc thành một Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ là một giải pháp căn cơ, là liều thuốc đủ mạnh để trị dứt điểm căn bệnh nghèo kinh niên ở vùng DTTS và miền núi.
Hệ thống chính sách đầu tư, phát triển vùng DTTS và miền núi hiện đã bao phủ hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, do thiếu tập trung, nhiều đầu mối quản lý nên chính sách dù nhiều vẫn chưa tạo sự bứt phá cho vùng DTTS và miền núi. Bởi vậy, nghiên cứu tích hợp chính sách dân tộc thành một Chương trình mục tiêu quốc gia là hết sức cần thiết.
Việt Nam được UNESCO đánh giá rất cao trong quá trình bảo vệ di sản cả vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, tổ chức này cũng đã có cảnh báo về những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong việc bảo đảm sinh kế cho những người dân địa phương sinh sống trong vùng di sản.
Hàng nghìn nghệ nhân đang ngày đêm âm thầm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Theo thống kê của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, hơn 75,3% nghệ nhân đang ở tuổi “xưa nay hiếm”. Có những nghệ nhân một đời cống hiến đã về với tổ tiên khi chưa nhận được sự tri ân của nghề.
Với nhiều người dân thôn Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An ( Phú yên), đan thúng chai là nghề cha truyền con nối. Nghề này tuy không làm giàu, nhưng giúp người dân nơi đây có cái ăn, có việc làm quanh năm. Sự chắc bền và những kỹ thuật độc đáo đan thúng chai ở Phú Mỹ không chỉ “bơi” ra các tỉnh phía Bắc, vào miền Tây mà còn sang cả các nước khu vực châu Á, châu âu.
Ngày 12/8, Câu lạc bộ “Những tấm lòng vàng hướng về Lai Châu” phối hợp với Công ty TNHH Kinh doanh thương mại Hoa Ngọc Lan (Hà Nội) và Câu lạc bộ “Trái tim Lai Châu” tổ chức trao quà cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mù Cả, xã biên giới Mù Cả, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).
“Mỗi đơn vị máu có thể cứu được 3 người, việc hiến máu cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe nên bản thân mình chỉ mong được khỏe mạnh để tiếp tục hiến máu tình nguyện...”. Đó là tâm sự của chị Nguyễn Thị Huyền, SN 1988, Bí thư Chi đoàn 20, phường Tân Hà, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Một ngày tình cờ ghé vào làng Brel, xã Biển Hồ (Pleiku, Gia Lai) chúng tôi may mắn được gặp và trò chuyện với già làng HMrik. Ông là Người có uy tín trong cộng đồng, luôn trách nhiệm nhiệt tình với công tác xã hội, sống mẫu mực, “tốt đời đẹp đạo”.
Từ nay đến năm 2020, hơn 4.400 tỷ đồng sẽ được bố trí để đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trên phạm vi cả nước. Đây được kỳ vọng là “cú hích” để phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi; nhưng điều băn khoăn là liệu mục tiêu có đạt được khi mà thời gian thực hiện không còn nhiều.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ, tuyên dương, khen thưởng những hộ thoát nghèo, thôn, xã thoát khỏi diện ĐBKK. Đây là một cách làm hay nhằm khuyến khích, lan tỏa ý chí vươn lên của đồng bào DTTS nghèo, là động lực cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
Nhiều năm qua, trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, đội ngũ những Người có uy tín luôn phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu trong mọi phong trào của quê hương. Những nỗ lực, đóng góp của họ đã góp phần tích cực xây dựng cuộc sống mới ấm no, giữ gìn bình yên trên từng bản làng vùng đồng bào DTTS. Báo Dân tộc và Phát triển xin gửi tới bạn đọc những ý kiến tâm huyết của một số Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái.
Dân tộc Cống là một trong những dân tộc thiểu số ít người của tỉnh Điện Biên, điều kiện kinh tế, cuộc sống trước đây còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Tuy nhiên từ năm 2013 trở lại đây, Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc Cống” được triển khai đã tạo những chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh.
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 30 Người có uy tín trong cộng đồng. Thời gian qua, Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng dân số.
Giản dị, mộc mạc và đầy tâm huyết với công tác thôn, xóm là những gì dễ nhận thấy ở ông Lý Văn Phủ (SN 1963), Trưởng thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, một Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Ba Vì (Hà Nội).