Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh vùng cao biên giới Lào Cai. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn. Để nhận diện rõ hơn sự đổi thay này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai.
Chuyến thăm cấp cao tại Việt Nam của Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia do Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia Him Chhem dẫn đầu vừa kết thúc tốt đẹp. Ngoài cuộc Hội đàm chính thức với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; chào xã giao Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, trong thời gian tại Việt Nam, Đoàn đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa tại các địa phương.
Để phát triển vùng DTTS, miền núi , tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều sáng tạo, ban hành nhiều chính sách đặc thù trong thực hiện công tác dân tộc, trong đó có Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020” (Đề án 196). Đến nay, việc thực hiện Đề án đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2019 không còn thôn, xã nằm trong diện ĐBKK…
Những năm gần đây, ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã có những sự thay đổi vượt bậc về mọi mặt kinh tế-văn hóa-xã hội. Đời sống của đồng bào dân tộc Khmer trong ấp ngày càng được cải thiện, phát triển… Những thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Hà Văn Lùng.
Sau hơn 10 năm thực hiện Dự án Làng thanh niên lập nghiệp , nhiều dự án đã công bố thất bại. Vậy nhưng, vượt qua khó khăn, cần cù lao động, nhiều hộ dân ở làng Thanh niên lập nghiệp Ia Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã có cuộc sống khá giả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm qua, tỉnh An Giang thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS được nâng lên, bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Những năm qua, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều chính sách dân tộc tại vùng đồng bào dân tộc Mông. Nhờ đó, kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Mông có bước cải thiện tích cực.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ III năm 2019 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10/2019 với hơn 300 đại biểu tham dự. Đại hội là dịp tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới, đồng thời ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đồng bào
Ông Vì Văn Thinh, sinh năm 1965, dân tộc Thái ở bản Piềng Lán, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La không chỉ là trưởng bản nhiệt tình, trách nhiệm, mà còn là Người có uy tín, được bà con dân bản nể trọng.
Đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Trong năm, ngoài Tết Nguyên đán thì Lễ cúng Cắm phà là quan trọng nhất. Theo tiếng Thái, “Cắm phà” có nghĩa là “kiêng trời”. Lễ này được tổ chức vào ngày 12/9 (âm lịch) và được xem như một cái tết của người Thái. Ý nghĩa của việc cúng Cắm phà nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến để mọi người học tập, noi theo. Ông Dương Quốc Mong, dân tộc Tày, 71 tuổi ở thôn Cây Mơ, xã Liễu Đô là tấm gương điển hình như thế.
Rừng đặc dụng (RĐD) là loại rừng có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Vì thế, RĐD phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng trên thực tế, không ít khu RĐD đang bị “băm nát” vì người dân sinh sống ở vùng đệm thiếu sinh kế.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách dân tộc đã mang lại tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Với những dự án thiết thực được triển khai từ Chương trình 135 giai đoạn 2016-2018, hàng ngàn hộ nghèo sinh sống ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Bình Phước đã được thụ hưởng và có cơ hội để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2018 (Vietnam Foodexpo 2018) được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện xúc tiến thương mại quốc gia mang tầm vóc quốc tế, chuyên ngành nông sản, thủy sản và công nghiệp thực phẩm có quy mô lớn nhất Việt Nam, do Bộ Công thương chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại trực tiếp tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia.
Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135), các tỉnh Điện Biên và Hà Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từng bước làm thay đổi diện mạo và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại ý kiến từ những Người có uy tín của các địa phương về hiệu quả của Chương trình đối với đời sống của người dân.
Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, thiếu máu,… vẫn ở mức cao, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Chương trình sữa học đường được xây dựng nhằm can thiệp kéo giảm tỷ lệ này. Tuy nhiên, hiện việc triển khai Chương trình vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Khi điều kiện kinh tế của nhiều gia đình vẫn còn nghèo khó, nhưng địa phương lại được công nhận thoát khỏi tình trạng ĐBKK; vì thế nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo bị “cắt”, trong đó có chính sách hỗ trợ học sinh bán trú. Nguy cơ hàng nghìn học sinh phải bỏ học đang hiện hữu ở rất nhiều địa phương trên cả nước.
Ấn Độ được mệnh danh là chiếc nôi của tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt với nghệ thuật thêu tay gắn liền với các trang phục truyền thống của người Ấn Độ luôn là yếu tố quyết định tạo ra sản phẩm lộng lẫy và khác biệt
Bình Phước là một tỉnh miền núi, với 40 DTTS sinh sống, chiếm gần 20% số dân toàn tỉnh. Trong đó, có dân tộc X’tiêng, Mnông, Khmer, là các dân tộc sinh sống lâu đời tại địa phương; còn lại, đồng bào di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc sống đan xen ở 107/ 111 xã, phường, thị trấn.