Mới đây, UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Quyết định số 731/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020 nhằm đưa các thôn, ấp ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Sáng 24/5, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thành công Đại hội điểm, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019, với chủ đề “Các dân tộc huyện Sìn Hồ đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có Phó Chủ tịch thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu DTTS tỉnh Tống Thanh Hải; Phó Vụ Trưởng Vụ địa phương I, Ủy Ban Dân tộc Tráng A Dương; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trần Hữu Chí cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành tỉnh, và 150 đại biểu đại diện cho các DTTS đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Ngày 24/5/2019, huyện Kon Plông đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Đây là Đại hội được tỉnh Kon Tum chọn làm điểm. Dự và chỉ đạo Đại hội có ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019 và ông Nguyễn Xuân Đức, Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc.
Những đóng góp của Người có uy tín trong đồng bào DTTS đối với sự phát triển của cộng đồng đã được ghi nhận, tôn vinh và được động viên bằng những chính sách phù hợp. Nhưng để chính sách đối với Người có uy tín phát huy hiệu quả, cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền cơ sở.
Sáng ngày 22/5, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Tham dự Đại hội có ông Lương Văn Tưởng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo một số Sở ngành…cùng 120 đại biểu tiêu biểu đại diện cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Thường Xuân là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước và là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, chính sách đối với đồng bào DTTS ở huyện Thường Xuân đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, từng bước góp phần thay đổi diện mạo địa phương và nâng cao đời sống của Nhân dân.
Nằm sâu trong cánh rừng già Tây Côn Lĩnh, địa bàn hiểm trở, cuộc sống của nhiều hộ đồng bào DTTS vẫn còn vất vả, khó khăn. Thế nhưng, cũng từ vùng đất gian khó này, có một người đàn ông quyết không cam chịu số phận. Từ đôi bàn tay trắng, ông đã vươn lên trở thành tỷ phú vùng cao. Ông là Đặng Văn Minh, dân tộc Dao, bản Lùng Tám, xã Cao Bồ , huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Ngày 21/5, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Bình Liêu lần thứ III- năm 2019 đã diễn ra trang trọng, với sự tham gia của 150 đại biểu đại diện cho hơn 32 ngàn đồng bào các dân tộc của toàn huyện. Đại hội có sự tham dự và chỉ đạo của bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; ông Vũ Kiên Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, đại điện các ban, ngành liên quan, các địa phương có đồng bào các DTTS .
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về công tác dân tộc, kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thái Nguyên từng bước ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên.
Với chủ đề “Các dân tộc huyện Bù gia mập đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển” , ngày 17/5/2019, UBND huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ ii, năm 2019. Đây là Đại hội điểm của tỉnh. Dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng vụ Dân tộc thiểu số (ủy ban Dân tộc), ông Lã Chí Dũng, Trưởng đại diện Văn phòng ủy ban Dân tộc tại TP . Hồ Chí minh, ông ma Ly Phước, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước và 150 đại biểu đại diện cho 22 DTTS hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Bình Liêu là huyện miền núi biên giới có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 96,02% số dân và là vùng “lõi nghèo” của tỉnh Quảng Ninh. Do đó, trong những năm qua công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn được huyện Bình Liêu xác định là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, được thực hiện quyết liệt thường xuyên, liên tục.
Quan Sơn là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có trên 90% đồng bào DTTS, hộ nghèo và cận nghèo chiếm đa số. Những năm qua, nhờ được thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào đang ngày một nâng cao.
Trong 2 ngày (15-16/5), huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III. Đây là địa phương được tỉnh Lào Cai lựa chọn đại hội điểm hướng tới Đại hội Đại biểu các DTTS toàn tỉnh trong thời gian tới. Về dự Đại hội có 150 đại biểu đại diện cho các dân tộc trong huyện, đại biểu Vụ Dân tộc thiểu số UBDT…
Từng làm giáo viên dạy môn Ngữ Văn tại TP. Hồ Chí Minh, cơ duyên đã đưa cô giáo Nguyễn Thị Liên đến với đất nước Malaysia và gắn bó với mảnh đất này đến tận hôm nay. Chị Liên đang phụ trách công tác dạy và học tiếng Việt cho con em người người Việt Nam tại đây.
Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh vùng cao biên giới Lào Cai. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn. Để nhận diện rõ hơn sự đổi thay này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai.
Chuyến thăm cấp cao tại Việt Nam của Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia do Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia Him Chhem dẫn đầu vừa kết thúc tốt đẹp. Ngoài cuộc Hội đàm chính thức với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; chào xã giao Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, trong thời gian tại Việt Nam, Đoàn đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa tại các địa phương.
Để phát triển vùng DTTS, miền núi , tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều sáng tạo, ban hành nhiều chính sách đặc thù trong thực hiện công tác dân tộc, trong đó có Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020” (Đề án 196). Đến nay, việc thực hiện Đề án đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2019 không còn thôn, xã nằm trong diện ĐBKK…
Những năm gần đây, ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã có những sự thay đổi vượt bậc về mọi mặt kinh tế-văn hóa-xã hội. Đời sống của đồng bào dân tộc Khmer trong ấp ngày càng được cải thiện, phát triển… Những thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Hà Văn Lùng.
Sau hơn 10 năm thực hiện Dự án Làng thanh niên lập nghiệp , nhiều dự án đã công bố thất bại. Vậy nhưng, vượt qua khó khăn, cần cù lao động, nhiều hộ dân ở làng Thanh niên lập nghiệp Ia Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã có cuộc sống khá giả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm qua, tỉnh An Giang thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS được nâng lên, bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.