Tin tức -
Mai Hương -
07:36, 20/01/2024 Ngày 19/1/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, giai đoạn 2024 - 2030. Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh đồng chủ trì Lễ ký kết.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nhiều tỷ đồng, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở vùng DTTS Nghệ An. Nhờ thế, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, đồng bào được thụ hưởng tốt hơn những lợi ích từ các dự án mang lại.
Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, để tranh thủ và phát huy hiệu quả được nguồn lực này, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025. Với trọng tâm ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng DTTS và miền núi, đến nay hệ thống đường giao thông nông thôn cũng như các công trình thiết yếu đã từng bước được kiện toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Dự án 7 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Tỉnh Kon đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào DTTS, thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên về y tế đối với đồng bào DTTS; chặm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em... Thực hiện tốt điều này cũng chính là góp phần bảo đảm quyền con người trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh KonTum trong thời gian qua.
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác hòa giải, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt Luật hòa giải ở cơ sở. Theo đó, trong 10 năm qua, các Tổ hòa giải ở cơ sở đã tiếp nhận 8.834 vụ việc, trong đó hòa giải thành 7.603 vụ việc (chiếm tỷ lệ 86%).
Xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) thuộc xã khu vực III của tỉnh. Toàn xã có 8 thôn bản với 877 hộ, 4 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, xã Linh Phú đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng không chỉ gương mẫu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, mà còn là lực lượng nòng cốt trong thực hiện tuyên tuyền, vận động đồng bào ở khu dân cư, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để phát huy tốt vai trò Người có uy tín trong tình hình mới, tỉnh Cao Bằng đã đặc biệt quan tâm việc triển khai, thực hiện chính sách đối với Người có uy tín. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Bắc Hà là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thời gian qua, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được huyện Bắc Hà đặc biệt quan tâm, qua đó, kịp thời giải quyết những phát sinh ngay từ cơ sở.
Xã hội -
Thiên Đức -
11:47, 12/03/2021 Thời gian qua, cùng với việc tham xây dựng cuộc sống gia đình, cơ sở..., hội viên các cấp hội phụ nữ còn tích cực tham gia các mô hình giúp đỡ những đối tượng lầm lỡ hoà nhập cộng đồng. Với phương pháp tuyên truyền, vận động kiểu "lạt mềm buộc chặt", phụ nữ ở nhiều cấp hội đang góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.
Mạng lưới y tế cơ sở có vai trò “gác cổng” trong chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhưng khi y tế cơ sở không làm tròn vai trò này thì cuộc sống của người nghèo-nhất là đồng bào DTTS, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa càng thêm chật vật.
Hiện nay, cả nước có 700 trung tâm y tế cấp huyện và 11.000 trạm y tế cấp xã (gọi chung là y tế cơ sở (YTCS). Tuy nhiên, hệ thống YTCS chưa phát huy được vai trò của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ chế tài chính còn nhiều bất cập, lạc hậu so với giai đoạn hiện nay.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã áp dụng cơ chế quản lý đầu tư xây dựng đặc thù theo Nghị định 161/NĐ-CP trong Dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Tỉnh đã giao 70% công trình trên tổng số công trình toàn tỉnh cho cấp xã làm chủ đầu tư, tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia hầu hết quá trình đầu tư. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Đã lâu rồi, đa phần người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang hầu như đã không còn tìm đến thầy cúng để bắt con “ma” mỗi khi bị đau ốm, thay vào đó là đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh (KCB). Đó là nhờ ngành Y tế Hà Giang đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại các tuyến cơ sở, tạo được lòng tin cho người dân.
Trong giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Hòa Bình có 1.276 Người có uy tín trong đồng bào DTTS được UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận. Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ an ninh trật tự; ngăn chặn hiệu quả các “điểm nóng” có thể xảy ra.
Thực hiện chủ trương của Bộ Công an về sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường đưa lực lượng Công an chính quy xuống cơ sở đảm nhận các chức danh Công an xã, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự và đấu tranh truy quét tội phạm, giữ gìn bình yên cho buôn làng.
Với phương châm điều hành “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhiều năm qua tỉnh Bạc Liêu đã thu hút được sự quan tâm, đóng góp ý kiến và tham gia thực hiện các phong trào của người dân địa phương; góp phần xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.
Thực hiện Chương trình 135, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh việc triển khai Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng”. Thông qua việc đào tạo, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở đã từng bước được nâng lên, người dân đã tiếp cận được với kiến thức khoa học để áp dụng vào sản xuất.
Từ nay đến năm 2020, hơn 4.400 tỷ đồng sẽ được bố trí để đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trên phạm vi cả nước. Đây được kỳ vọng là “cú hích” để phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi; nhưng điều băn khoăn là liệu mục tiêu có đạt được khi mà thời gian thực hiện không còn nhiều.
Những năm qua, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng các xã đạt chuẩn về y tế. Mục tiêu phấn đấu của huyện là đến năm 2020, 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế.