Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sự đóng góp của các chức sắc, tín đồ các tôn giáo là nhân tố có ý nghĩa để nhanh chóng phục hồi kinh tế đất nước và mang lại cuộc sống tốt đẹp, ấm no cho nhân dân. Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao những giá trị tốt đẹp mà các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đã làm, đã đóng góp với cộng đồng, với đất nước.
Sáng 26/10, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc Phù Lá (Xá Phó) tại thôn An Thành, xã Thống Nhất, TP. Lào Cai (Lào Cai).
Có người từng bảo, chưa lên Cao nguyên đá thì xem như chưa đến Hà Giang, còn tôi lại cho rằng, chưa lên Lũng Cú, chưa được chạm tay vào cột mốc quốc gia thiêng liêng nơi cực Bắc Tổ quốc thì coi như chưa đến Cao nguyên đá. Nói vậy để thấy rằng, Lũng Cú có ý nghĩa đặc biệt, là điểm hẹn kỳ diệu đối với bất cứ người con nào của đất Việt.
Ngày 20/10, tại huyện Hàm Thuận Bắc, đoàn đã đến thăm, tặng quà chúc Tết Ban Điều hành thôn Lâm Thuận, Ban Quản lý Lăng Cậu Hoa tại xã Hàm Phú, sư cả Thông Minh Toàn; Ban Điều hành thôn 3, đại diện Ban Quản lý Đền Pô Tằm, sư cả Thông Minh Châu và Người có uy tín.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tôn giáo ngày càng tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước như xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ấp, khu phố không có tệ nạn xã hội…
Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Cần Thơ phối hợp Hội Đoàn kết sư sãi TP. Cần Thơ vừa trao nhiều phần quà cho các học sinh, sinh viên (HSSV) là người DTTS đang sinh sống và học tập trên địa bàn, nhằm chia sẻ khó khăn cùng vượt qua đại dịch Covid-19.
Sáo là loại nhạc cụ phổ biến ở nhiều quốc gia, dân tộc, nhưng chắc hẳn khó có loại sáo nào được thổi bằng mũi, chỉ có một lỗ nhưng âm thanh thoát ra nhẹ nhàng với tiết tấu lên xuống luyến láy theo từng âm điệu. Đó là sáo cúc kẹ, hay còn gọi là sáo mũi, là loại nhạc cụ truyền thống dân tộc Phù Lá (tên gọi khác là Xa Phó) tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái).
Đakrông là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, với 82% dân số là đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều. Huyện có 9/12 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Thoát nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, thoát nghèo bền vững là mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đakrông đang hướng đến.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 2576/QĐ-BVHTTDL về việc triển khai Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Tuyên truyền về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh với các hình thức lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa dân tộc, tôn giáo, đời sống nhân dân.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất khu vực Nam bộ, chiếm hơn 30% dân số. Từ nhiều năm qua, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm đến công tác dân tộc và triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn. Qua đó, đã cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, kịp thời hỗ trợ cho đồng bào vươn lên thoát nghèo, đời sống, văn hóa ngày càng khởi sắc. Do đại dịch Covid-19, Lễ Sene Đôlta 2021 của đồng bào dân tộc Khmer không thể diễn ra như mọi năm, nhưng Sóc Trăng cũng có nhiều hoạt động hướng về ngày lễ, nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn gửi các chùa, cơ sở tự viện có đủ điều kiện tiếp tục đăng ký làm điểm cách ly Covid-19 và chung tay cùng chính quyền địa phương đón người từ vùng dịch trở về.
Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2021 của đồng bào Khmer Nam bộ, chiều ngày 3/10 và sáng ngày 4/10, Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang và Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh đã đi thăm, tặng quà và chúc sức khỏe các vị Đại đức, Trụ trì, sư sãi, các vị À Tra, phật tử… tại các điểm chùa: Giồng Kè, Tà Teng, Trà Phọt của huyện Giang Thành; chùa Xà Xía, Mũi Nai của TP. Hà Tiên và các chùa Khmer trên địa bàn TP. Rạch Giá.
Lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà) là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, được truyền giữ qua nhiều thế hệ. Hằng năm, Lễ được tổ chức để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn với những người đã có công với đất nước, phum, sóc. Lễ Sen Dolta năm 2021 diễn ra từ ngày 5 - 7/10 (nhằm ngày 29/8 - 2/9 âm lịch). Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hoạt động bị hạn chế, nhưng đồng bào Khmer vẫn đón mùa Sen Dolta hiếu hạnh, vẹn tròn nghĩa tình.
Thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ cả nước chung tay thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em”, chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 28/9, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang đã trao tặng 30 bộ máy tính cho cơ sở giáo dục vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Trong những ngày vừa qua, khi TP. Đà Nẵng phong tỏa triệt để với phương châm “ai ở đâu ở yên đó”, nhiều người lao động nghèo đã gặp khó khăn chồng chất. Với tấm lòng “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”, nhiều Tăng ni, Phật tử tại các chùa ở Đà Nẵng đã có những hoạt động thiết thực, trao gửi hàng nghìn suất quà đến với những gia đình khó khăn vì dịch bệnh.
Phát huy truyền thống Đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng bào công giáo xã Sơn Cương, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần tạo sự khởi sắc cho quê hương.
Đó là chỉ đạo của bà Lê Thị Kim Ngân - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo Huyện ủy Than Uyên (Lai Châu) tại Hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả hoạt động công tác dân vận, quy chế dân chủ và công tác tôn giáo 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021, do Huyện ủy Than Uyên tổ chức chiều 17/9.
Nhân dịp Đại lễ Hội yến Diêu Trì cung năm 2021, Ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh phối hợp các ngành liên quan tổ chức đến thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo Cao Đài.
Ngày 17/9, UBND TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã tổ chức Đoàn công tác đến thăm và trao tặng Giấy khen, biểu dương các chức sắc, chức việc các tôn giáo đã có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong thời gian vừa qua.
Múa Chăm là một loại hình nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm. Ngày xưa, múa Chăm thường gắn liền với lễ hội dân gian và chỉ được trình diễn ở những không gian linh thiêng như đền, tháp. Sau này, nghệ thuật múa Chăm được đưa lên sân khấu trình diễn, giới thiệu rộng rãi đến công chúng. Một trong những người có công lớn đưa múa Chăm lên sàn diễn chính là NSND Đặng Hùng.