Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mở vòng tay nhân ái đón những người lầm lỗi trở về: Chuyến hành trình cay đắng (Bài 1)

Lê Hường - Ngọc Thu - 10:04, 06/06/2024

Tin theo lời dụ dỗ của các đối tượng xấu về một cuộc sống sung sướng nơi “miền đất hứa”, nhiều người đồng bào DTTS Tây Nguyên nhẹ dạ bán gia sản, bỏ rẫy, bỏ ruộng đưa người thân vượt biên trái phép. Đến khi vỡ lẽ, sự thật không như lời hứa hão huyền của kẻ xấu, họ đã tìm đường hồi hương trong cay đắng và hối hận. Với họ, những ngày tháng đó là một sự hãi hùng.

Vỡ mộng "thiên đường"

Tin vào lời đường mật của kẻ xấu vẽ ra viễn cảnh làm giàu nhanh chóng và định cư nơi thiên đường nước thứ 3, đại gia đình ông Vương Văn Long (SN 1977), ở thôn 19, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông bán hết nhà cửa, tài sản, ruộng vườn đưa vợ, con, cháu vượt biên tìm cơ hội đổi đời.

Lực lượng Công an huyện Chư Pưh (Gia Lai), chính quyền địa phương, Người có uy tín thăm và động viên anh Rơ Châm Ty mới hồi hương đoàn tụ cùng gia đình
Lực lượng Công an huyện Chư Pưh (Gia Lai), chính quyền địa phương, Người có uy tín thăm và động viên người vượt biên trái phép sang Thái Lan mới hồi hương đoàn tụ cùng gia đình

Theo lời ông Long kể, tháng 6/2023, thông qua mạng xã hội Facebook, ông quen một người Việt Nam đang ở Bangkok, Thái Lan. Người này nói bên Thái Lan dễ làm ăn, kiếm được nhiều tiền và còn có cơ hội được định cư ở nước thứ 3. Tin lời họ, ông bán gia sản được 1,2 tỷ đồng, cuối tháng 11/2023, mang toàn bộ số tiền gom được đưa 11 người cả già lẫn trẻ em, trong đó còn có phụ nữ mang thai ra Hà Tĩnh rồi xuất cảnh sang Thái Lan.

"Khi đến đất Thái, chúng tôi vỡ mộng vì sự thật không như những lời giới thiệu về cuộc sống giàu sang mà các đối tượng thường nói. Gia đình tôi thuê phòng trọ chật chội, hôi hám để ở, mỗi tháng trả tiền khoảng 6 triệu đồng tiền Việt Nam, đặt tiền cọc cho chủ nhà 3 tháng. Nhốt mình trong phòng trọ như bị giam lỏng, 3 ngày mới được đi chợ 1 lần, lúc nào cũng sợ Cảnh sát Thái Lan bắt bỏ tù. Không có công việc làm, số tiền bán nhà, tài sản mang theo cạn dần, bị các đối tượng dụ dỗ bỏ rơi, chật vật sinh tồn nơi đất khách, khốn khổ trăm bề", ông Long nhớ lại những ngày tháng hãi hùng nơi xứ người.

Đầu năm 2024, gia đình ông Long đã quyết định tìm đường trở về quê hương, nhưng 5 người trong gia đình con trai đầu vẫn đang mắc kẹt ở Thái Lan, vì người con dâu mang bầu và sinh con tại Thái Lan nên không được làm các thủ tục giấy tờ tùy thân.

Sau khi trở về gia đình ông Vương Văn Long (xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) mượn nhà người thân ở, được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương hỗ trợ
Sau khi trở về gia đình ông Vương Văn Long (xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) mượn nhà người thân ở, được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương hỗ trợ

Cũng chạy theo ảo vọng về một cuộc sống sung sướng, nghe theo lời kẻ xấu, anh A Ngải và 4 người trong làng làng Tum, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, Kon Tum trốn vợ bán hết rẫy đi để có tiền đi nước ngoài tìm kiếm việc làm tốt. Khi đến tỉnh Nonthaburi, Thái Lan anh nhận ra, không có thiên đường nào cả, cuộc sống khốn khổ vô cùng.

Anh Ngải chia sẻ: Tưởng rằng mình sang đó sẽ nhanh chóng kiếm tiền, gửi về cho vợ con mua sắm nhiều thứ cho bằng bạn bè, cuộc sống bớt khó khăn. Mình không ngờ rằng, lại phải làm việc nặng nhọc, mất sức mà đau ốm cũng không có tiền chữa bệnh, sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị Cảnh sát Thái Lan phát hiện. 

Để trốn tránh sự truy bắt của Cảnh sát Thái Lan với những người cư trú bất hợp pháp, có những người phải thường xuyên thay đổi chỗ ở, sống tại những nơi chật hẹp, xa trung tâm. Hằng ngày trực chờ ăn cơm từ thiện của cộng đồng mang đến.

Cạm bẫy khi ra nước ngoài sẽ hưởng cuộc sống giàu sang, được các đối tượng này bảo lãnh định cư tại Mỹ đặt khắp nơi, nhiều người đồng bào DTTS ở Tây Nguyên nhẹ dạ, cả tin rời buôn làng tìm đường vượt biên trái phép. 

Trở về trong cay đắng và hối hận

Nghe lời dụ ngọt của kẻ xấu ở Thái Lan dễ kiếm tiền, làm giàu nhanh chóng, anh Rơ Châm Ty (SN 1981), trú làng Bê Tel, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh cũng đã phải trả giá.

Kể về hành trình cay đắng, mang đầy nỗi ân hận, anh Ty chia sẻ: Mình đã nói chuyện cùng với Rơ Mah Thuyn (quê ở xã Hbông, huyện Chư Sê, Gia Lai) đang sống tại Thái Lan. Người này nói rằng, qua bên Thái làm việc, cuộc sống giàu sang, sung sướng, mình lẳng lặng vay tiền, vượt biên sang được cư trú bất hợp pháp ở Bang Yai, tỉnh Nonthaburi, Thái Lan. Sống trong căn phòng chật chội, công việc không ổn định, tiền công rẻ mạt, không đủ trang trải tiền nhà.

Không thể chịu được cuộc sống cơ cực nơi xứ người, mình ngậm ngùi liên lạc với gia đình vay tiền chuộc mình về. “Lúc đi mang hy vọng kiếm tiền lo cho vợ con có cuộc sống đầy đủ hơn, giờ không những không có tiền mà còn mang trên mình số nợ lớn, mình rất ân hận. Trở về an toàn đoàn tụ cùng gia đình là may mắn rồi, giờ mình lo tập trung làm ăn thôi”.

Anh Rơ Châm Ty (làng Bê Tel, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) hạnh phúc khi được trở về quây quần bên gia đình, với buôn làng, nương rẫy
Anh Rơ Châm Ty (làng Bê Tel, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) hạnh phúc khi được trở về quây quần bên gia đình, với buôn làng, nương rẫy

Qua tìm hiểu, các đối tượng xấu thường nhắm vào sự nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết và mong muốn sớm giàu sang của một bộ phận đồng bào DTTS để dụ dỗ vượt biên trái phép. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm trên mảnh đất Tây Nguyên, đến nay vẫn còn hàng trăm người đồng bào DTTS ở Tây Nguyên lưu lạc, trong đó có Thái Lan.

Đến nơi đất khách lao động bất hợp pháp chịu nhiều khổ cực, người vượt biên trái phép chật vật để sinh tồn. Đặc biệt, từ đầu năm 2018 đến nay, Chính phủ Thái Lan tăng cường siết chặt quản lý người nhập cư trái phép, đưa ra biện pháp xử phạt rất nặng đối với người dân Thái Lan sử dụng lao động bất hợp pháp. Do đó, cuộc sống của người Việt Nam cư trú bất hợp pháp nơi xứ sở chùa Vàng càng bần cùng hơn. Nhiều người dù khoẻ mạnh nhưng không có việc làm, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của các tổ chức từ thiện.

Trung Tá Nguyễn Thái Bình, Đội trưởng Đội An ninh Dân tộc, Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Kon Tum cho biết: Việc kích động người DTTS bị dụ dỗ vượt biên trái phép thường xuyên diễn ra. Với các luận điệu kích động chia rẽ dân tộc, kích động người DTTS vượt biên sẽ có cuộc sống kinh tế khá giả. Cùng với đó, trình độ nhận thức, thu nhập, mức sống của đa số đồng bào DTTS tại tỉnh Kon Tum còn hạn chế nên dễ tin theo những luận điệu sai trái, thù địch, lôi kéo vượt biên trái phép.

Dang rộng vòng tay nhân ái đón người vượt biên trái phép hồi hương và bài toán an sinh cho họ đã được các cấp chính quyền địa phương ưu tiên bàn thảo. Bởi thực hiện điều này, không chỉ giúp người lầm lỡ ổn định cuộc sống, mà còn góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự xã hội ở cơ sở...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ban Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh: Đối thoại để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác và sức chiến đấu ở cơ sở

Ban Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh: Đối thoại để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác và sức chiến đấu ở cơ sở

Nhằm tạo cơ hội để cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an xã, phường, thị trấn bày tỏ tâm tư nguyện vọng, đề xuất các giải pháp hiệu quả công tác và chiến đấu ở cơ sở. Chiều 20/9, Công an TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Ban Thường vụ Đảng ủy – Ban Giám đốc Công an thành phố với CBCS Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 28/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 37. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tập trung cao độ, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo các nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Làng trống bên dòng sông Thu

Làng trống bên dòng sông Thu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Ngọc – Bảo Anh - 2 giờ trước
Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 2 giờ trước
Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Vĩnh Long: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ Lễ Sen Dolta 3 ngày

Vĩnh Long: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ Lễ Sen Dolta 3 ngày

Chính sách dân tộc - Như Tâm - 2 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, vừa có công văn chỉ đạo việc tổ chức Lễ Sen Dolta gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 2 giờ trước
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ hằng chục năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Đa Nhinh 1, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, ông Da Cat-Tư (SN 1951) đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mnông trên miền cao nguyên hùng vỹ.
Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Xã hội - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch

Sắc màu 54 - Tuyết Mai -Thúy Hồng - 2 giờ trước
Nằm ở phía Bắc nơi địa đầu Tổ quốc, Lạng Sơn không chỉ được biết đến với những địa danh lịch sử hào hùng mà còn sở hữu một kho báu thiên nhiên vô giá - Công viên địa chất toàn cầu với những hang động kỳ bí, khu di tích khảo cổ lưu giữ dấu ấn văn hóa tiền sử, hệ thống sông suối thơ mộng cùng đa dạng địa hình như thung lũng, đồi núi. Với những giá trị địa chất, văn hóa độc đáo, hứa hẹn sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch mới, tạo thương hiệu, sức đột phá cho du lịch Lạng Sơn.
Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi, gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Sức khỏe - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, Quảng Ninh cũng gia tăng nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Xác định nguy cơ cao về dịch bệnh, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, quán triệt từ huyện đến thôn, bản và người dân địa phương.