Sau khi thành lập, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang đã bắt tay ngay vào công việc, bảo đảm vận hành thông suốt, liên tục ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang xung quanh vấn đề này.
Lễ Phật đản Vesak là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo, kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đản sinh (sinh ra đời), Thành đạo (giác ngộ) và Niết bàn (qua đời). Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, Vesak còn là dịp để hàng triệu tín đồ phật tử trên khắp thế giới hướng tâm đến những giá trị cốt lõi của giáo lý nhà Phật là từ bi, trí tuệ, hòa bình và an lạc.
Với quan điểm phát triển ngành nông nghiệp làm trọng tâm để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã tận dụng nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), kết hợp với nguồn lực của địa phương để hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất hàng hóa.
Ngày 25/3, ông Lâm Hoàng Mẫu, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cho biết, thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đón lễ, Tết cổ truyền của đồng bào Khmer năm 2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025, với nhiều nội dung thiết thực và ý nghĩa.
Những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) các địa phương khu vực biên giới luôn chú trọng, quan tâm xây dựng thế trận lòng dân ở khu vực biên giới. Đồng hành cùng BĐBP có đội ngũ Người có uy tín, họ là “cầu nối” trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động bà con chung tay góp sức bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Thực hiện Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, nhiều địa phương đã đẩy mạnh triển khai các dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho đồng bào DTTS. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, công tác sắp xếp, ổn định dân cư ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Sáng 24/3, ông Nguyễn Hải Trung, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã đến Cơ sở II - Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM khảo sát nơi diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 và các công trình phụ cận phục vụ Đại lễ.
Đây là mục tiêu đưa ra tại Đại hội Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 được tổ chức vào chiều ngày 24/3.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ hiệu quả các nội dung, giải pháp trong tổ chức thực hiện. Qua đó, sau gần 4 năm triển khai, Chương trình MTQG 1719 đang trở thành động lực giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết, thúc đấy phát triển toàn diện bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ Truyền Tin (Annuntiatio) là một trong những ngày lễ quan trọng của Kitô giáo, được cử hành vào ngày 25 tháng 3 hàng năm. Đây là dịp để các tín hữu tưởng nhớ sự kiện thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria rằng Mẹ sẽ cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu - Đấng Cứu Thế. Sự kiện này được ghi lại trong Phúc Âm Luca (Lc 1,26-38) và mang ý nghĩa sâu sắc đối với đức tin Công giáo.
Qua gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống cho đồng bào các DTTS tỉnh Hà Giang. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển đáng kể.
Chiều 23/3, ông Danh Phúc - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang - cho biết, Tỉnh uỷ Kiên Giang vừa ban hành công văn yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng các cấp thực hiện tổ chức tốt Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây năm 2025 phù hợp với truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.
Đồng hành cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các sở, ban, ngành trên các mặt công tác, từ nhiều năm qua, các tôn giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tích cực vận động tín đồ chung tay xây dựng Thành phố ngày càng giàu mạnh.
Ngày 21/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Hội đồng Trị sự phía Nam - Thiền viện Quảng Đức, tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam. Tham dự và minh chứng có các Trưởng lão hòa thượng: Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương GHPGVN; Tăng Nô, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Thích Như Niệm, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh; Thích Thiện Pháp, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng các chư vị Trưởng lão Hòa thượng Ủy viên Thường trực, Thành viên Hội đồng Chứng minh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; sự tham dự của chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban, Viện Trung ương, 34 tỉnh, thành phía Nam.
Mới đây, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 07/3/2025 công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là thành quả từ sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung tay của người dân trên địa bàn, trong đó có các chức sắc, tín đồ tôn giáo trong 13 năm bền bỉ thực hiện Chương trình.
Lễ hội Đền Hùng là sự kiện trọng đại diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm tại tỉnh Phú Thọ để Nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Mặc dù mang đậm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Lễ hội này vẫn có sự góp mặt của các nghi thức Phật giáo, thể hiện tinh thần từ bi, cầu nguyện quốc thái dân an, đồng thời khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa Phật giáo và văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Vương cung Thánh đường Sở Kiện được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, Nhà thờ không chỉ là một điểm đến tâm linh quan trọng, mà còn là biểu tượng của lối kiến trúc Đông Tây độc lạ, thu hút và mang lại ấn tượng cho nhiều du khách.
Trong những năm qua, Lào Cai luôn chú trọng thực hiện các chế độ, chính sách cho Người có uy tín, trong đó có việc cung cấp thông tin cho đội ngũ quần chúng đặc biệt này. Cùng với tổ chức cho Người có uy tín tham gia các hội nghị tập huấn, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương, thì việc cấp phát báo cho Người có uy tín cũng được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai.
Trong 2 ngày 20 - 21/3, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho Người có uy tín.
Cùng với việc giúp đỡ, dìu dắt giáo dân làm người công dân tốt trước khi làm người công giáo tốt, linh mục Nguyễn Khắc Hoài ở giáo xứ Võng Phan xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) còn tập hợp, phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp cùng giáo dân sống tốt đời - đẹp đạo.