Ngày 29/3, tại Nhà Chung, Làng Văn hóa các DTTS huyện A Lưới (TP. Huế), Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025 chính thức khai mạc. Sự kiện thu hút đông đảo đồng bào DTTS, du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc của vùng cao A Lưới.
Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của Cụm Tháp Chăm đẹp nhất còn lại ở nước ta tại Ninh Thuận. Theo ghi chép, công trình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 bởi vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vị vua Champa Po Klong Garai (Jaya Simhavarman) - người có nhiều công lao trong thời trị vị Champa - vùng Panduranga.
Được tin bà Néang Ok (dân tộc Khmer), ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là Nghệ nhân chế tác những đạo cụ và dàn dựng các điệu múa Dù kê và Dì Kê của đồng bào Khmer bị ốm, phải vào nằm điều trị dài ngày tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ, ngày 27/3, đại diện Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo cùng đại diện Văn phòng Báo Dân tộc và Phát triển tại TP. Cần Thơ đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên Nghệ nhân sớm bình phục.
Triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng vào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện. Qua đó, tạo động lực giúp đồng bào các DTTS khó khăn đặc thù có cơ hội phát triển, vươn lên.
Ngày 28/3, Đoàn công tác của tỉnh Kiên Giang do ông Danh Lắm, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà đồng bào Chăm tại ấp Rọc Lá, xã Tây Yên A (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) nhân dịp lễ kết thúc tháng chay Ramada của Hồi giáo và Tết Roya Haji.
Trong những năm qua, đồng bào các tôn giáo sinh sống và làm việc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào địa phương, chung tay góp sức xây dựng TP. Hồ Chí Minh giàu đẹp, nghĩa tình.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Phú Yên đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Cùng với đó, sự đồng thuận của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS đã và đang góp phần tạo diện mạo tươi mới ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên.
Trong suốt chiều dài lịch sử, tôn giáo luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Các giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo đã góp phần quan trọng củng cố bản sắc dân tộc, duy trì đạo đức xã hội, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tại Hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, chiều 27/3, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh việc thay đổi nhận thức, tư duy và hành động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
Ngày 27/3, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”.
Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh Đồng Nai chú trọng thực hiện đồng bộ, toàn diện. Với nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả, công tác PBGDPL đã lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt trong đồng bào DTTS.
Tại cuộc làm việc với Học viện Dân tộc, sáng ngày 26/3, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh việc đổi mới tư duy, tìm hướng đi mới với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu tại Học viện Dân tộc.
Thời gian qua, cùng với các đơn vị chức năng đứng chân trên địa bàn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đặc biệt chú trọng tăng cường công tác vận động quần chúng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở khu vực biên giới. Qua đó, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo; chung tay cùng BĐBP, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng biên giới vững mạnh...
Bảo tháp chùa Bái Đính là một trong những điểm nhấn quan trọng của quần thể chùa Bái Đính, nằm ở tỉnh Ninh Bình. Đây là bảo tháp cao nhất Việt Nam với kiến trúc độc đáo, đồ sộ, đậm dấu ấn Phật giáo.
Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ hội Phủ Dầy (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), năm nay Lễ hội sẽ khai mạc vào tối ngày 31/3. Lễ hội diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 31/3 đến 05/4/2025.
Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ (nằm trong khuôn viên chùa Kh’Leang, đường Tôn Đức Thắng, TP. Sóc Trăng) hiện là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 30 năm qua, ngôi trường đã góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS Nam bộ.
Tân Trạch và Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), là 2 xã nằm sâu trong vùng lõi vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Giao thông khó khăn, đặc biệt việc sử dụng điện lưới quốc gia dường như là một giấc mơ xa vời đối với đồng bào Bru Vân Kiều nơi đây. Tuy nhiên hôm nay, một đường dây đã vượt rừng, đi ngầm dưới lòng đất hiện thực hóa giấc mơ về ánh sáng điện lưới quốc gia đến với bà con nơi đây.
Thực hiện Dự án 7, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc của người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Qua hơn 3 năm thực hiện, Dự án đã góp phần cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Qua gần 4 năm triển khai thực hiện đồng bộ nhiều dự án, nội dung thành phần Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh Sơn La.