Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại lễ Phật đản năm 2025 tại Ninh Bình: Lan tỏa tuệ giác - Kết nối nhân sinh

Quỳnh Trâm - 17:35, 11/05/2025

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình vừa phối hợp chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025, với chủ đề “Lan tỏa tuệ giác - Kết nối nhân sinh”.

Đại lễ Phật đản là một trong những lễ hội lớn của Phật giáo, được Liên hợp quốc công nhận là Ngày lễ văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình.
Đại lễ Phật đản là một trong những lễ hội lớn của Phật giáo, được Liên Hợp Quốc công nhận là Ngày lễ văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình

Dự Đại lễ có: Ông Đoàn Minh Huấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình; đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, cùng gần 5.000 tăng ni, phật tử và Nhân dân.

Tại Đại lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam, Trụ trì chùa Bái Đính đã đọc thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 của đức Pháp chủ GHPG Việt Nam.

Thượng tọa Thích Minh Quang - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình đọc diễn văn và ý nghĩa của Phật đản.

Chúc mừng tại Đại lễ, bà Bùi Mai Hoa - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, nhấn mạnh, phát huy truyền thống gắn bó đồng hành cùng dân tộc, trong năm qua, các cấp giáo hội và đồng bào Phật giáo trong tỉnh đã chung sức đồng lòng cùng với cấp ủy, chính quyền luôn đi đầu trong nhiều hoạt động ích nước lợi dân, như: Tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, văn minh du lịch, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội, công tác khuyến học, khuyến tài; cứu trợ đồng bào gặp khó khăn.

Niệm phật cầu gia hộ
Niệm phật cầu gia hộ

Thời gian tới, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình tin tưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống “hộ quốc an dân”, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, trên tinh thần "phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật".

Trong không khí thiêng liêng của mùa Phật đản, chư tăng ni, quý đại biểu, phật tử đã niêm hương bạch Phật, cử hành nghi thức Tắm Phật… cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, nhân tâm hướng thiện.

Các đại biểu thực hiện nghi thức tắm Phật.
Các đại biểu thực hiện nghi thức tắm Phật

Dịp này, Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh phối hợp Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường trao tặng quà đến 200 em học sinh vượt khó trong học tập trên địa bàn huyện Gia Viễn và Nho Quan, với tổng trị giá 200 triệu đồng.

Trước đó, Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã tổ chức khóa tu sinh viên với chủ đề “Tìm về cội giác - Nương bóng từ bi”; đêm thiền trà với chủ đề “Hương trà mùa Phật đản - Vị ngọt từ bi”; Triển lãm Phật giáo với chủ đề “Văn hóa Phật giáo - Kết nối đạo đời” kể về cuộc đời Đức Phật và những giáo pháp của Ngài.

Trao quà đến các em học sinh vượt khó
Trao quà đến các em học sinh vượt khó

Đại lễ Phật đản tại chùa Bái Đính năm nay có ý nghĩa sâu sắc, khi diễn ra trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); đồng thời, cũng là lúc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025 vừa tổ chức thành công tại TP. Hồ Chí Minh.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) không chỉ là ngày hội của những người có tín ngưỡng Phật giáo mà còn là cơ hội lớn cho sự giao lưu gặp gỡ giữa những người yêu hòa bình, kính trọng các giá trị nhân bản của con người. Thông qua việc tổ chức thành công Đại lễ, Việt Nam tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đáp ứng nguyện vọng tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cá nhân.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó Trưởng ban kiêm Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, để hoàn thành mục tiêu đề ra, các địa phương cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai bám sát kế hoạch đặt ra bảo đảm hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/10/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 4 phút trước
Sau khi kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay Minsk, Belarus, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 11-12/5, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko.
Dẫn nguồn - Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

Dẫn nguồn - Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

Thời sự - PV - 4 phút trước
Sáng 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình theo phương thức PPP và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
Viết tiếp những trang sử mới trong quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga

Viết tiếp những trang sử mới trong quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga

Thời sự - PV - 7 phút trước
Lịch sử đã chứng kiến tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác bền chặt giữa hai đất nước Việt Nam-Liên bang Nga. Kết quả chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã khắc họa đậm nét hơn mối quan hệ gắn bó, thân tình, tạo nền tảng vững chắc thực hiện hiệu quả định hướng lớn của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga trong giai đoạn hợp tác mới.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Cốt lõi để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc (Bài 1)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Cốt lõi để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc (Bài 1)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 7 phút trước
Ẩn hiện sau những tiếng ê a tụng kinh Nôm nơi bản nhỏ, đến dáng đứng tự tin của những hậu duệ Bàn Vương trên bục giảng đại học trong và ngoài nước, tinh thần ham học đã trở thành phẩm chất bền bỉ, vượt qua mọi thử thách của thời gian. Không chỉ là một đức tính quý báu, tinh thần ấy từng bước kết tinh, thấm sâu vào cốt lõi văn hóa Dao, tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc, được dựng xây từ khát vọng chinh phục tri thức của nhiều thế hệ.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 19 phút trước
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) không chỉ là ngày hội của những người có tín ngưỡng Phật giáo mà còn là cơ hội lớn cho sự giao lưu gặp gỡ giữa những người yêu hòa bình, kính trọng các giá trị nhân bản của con người. Thông qua việc tổ chức thành công Đại lễ, Việt Nam tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đáp ứng nguyện vọng tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cá nhân.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Pháp luật - Ngọc Chí - 26 phút trước
Việc hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” do bà Nguyễn Thị Kim Thảo (đại diện doanh nghiệp K. Ngọc) và bà Y Phím không chỉ gói gọn trong địa bàn xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô mà còn lan rộng đến địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nơi có hơn 95% đồng bào DTTS sinh sống. Điều mà người dân mong muốn hiện nay là các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc quyết liệt để làm sáng tỏ vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, nhất là người đồng bào DTTS.
Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Kinh tế - Phương Linh - 30 phút trước
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển mạnh mẽ, công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại tỉnh Đồng Nai luôn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai đã đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 35 phút trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 38 phút trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Huyện miền núi thứ hai ở Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm

Huyện miền núi thứ hai ở Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sau một thời gian gấp rút triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến thời điểm này, huyện Sơn Tây đã hoàn thành chương trình. Đây là huyện miền núi thứ hai của tỉnh Quảng Ngãi về đích Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.