Ngày 16/3, tại Tp. Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025”.
Với mục tiêu chăm lo cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG) bước vào giai đoạn “tăng tốc”. Tuy nhiên, khối lượng công việc lớn, tiến độ thời gian gấp rút… cùng với những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, đang khiến nhiều địa phương lúng túng. Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả Chương trình, cần có sự vào cuộc gỡ khó của các bộ, ngành và địa phương.
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP, với việc triển khai hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bắc Giang đã chuyển biến rõ rệt. Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trong tình hình mới, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Bắc Giang quyết tâm tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hơn một năm qua, việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025, trên địa bàn Nghệ An luôn được cộng đồng các DTTS quan tâm, đón đợi. Để góp phần hiệu quả Chương trình, không thể thiếu được vai trò của đội ngũ những già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong vai trò tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia thực hiện. Báo Dân tộc và Phát triển xin lược ghi một số ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm từ một số già làng, trưởng bản, Người uy tín xung quanh việc thực hiện Chương trình MTQG này.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Giang năm 2023.
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi, năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển được giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh là hơn 126,2 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương hơn 113,7 tỷ đồng, vốn ngân sách cấp tỉnh hơn 12,5 tỷ đồng.
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ, hiệu quả. Năm 2023, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt hơn nữa Chương trình MTQG, nhằm thu hẹp khoảng cách vùng DTTS và miền núi với các vùng trong tỉnh...
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết vấn đề bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tích cực triển khai Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8), thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025.
Những năm qua, việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc tại Nghệ An đã luôn đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các DTTS lên hàng đầu. Cũng nhờ vậy, bộ mặt nông thôn miền núi xứ Nghệ đã có nhiều khởi sắc tích cực. Trong giai đoạn 2021 - 2025, có 3 chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện đồng loạt, sẽ là động lực lớn, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển cho đồng bào các DTTS.
Ngày 10/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt già làng, Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh năm 2023. Đây là hoạt động thường xuyên, được tổ chức vào đầu năm, nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đối với đồng bào các DTTS, đồng thời cũng là dịp để gặp gỡ, trao đổi và xem xét giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Nhiều năm nay, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang được ví như “nhịp cầu” kết nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Họ giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng, củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm an ninh trật tự xã hội; phát triển kinh tế, góp sức xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phân bổ hơn 248 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Bắc Giang dành hơn 391 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn, cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động và 9 dự án cứng hóa đường giao thông đến trung tâm các xã.
Thời gian qua, các cấp ngành của tỉnh Bình Định đã chú trọng đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân địa phương, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng khó khăn. Qua đó, góp phần giúp người dân “gỡ” nhiều vướng mắc trong cuộc sống.
Sau khi Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt.
Từ nguồn ngân sách Trung ương phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, nguồn ngân sách tỉnh đối ứng, Trà Vinh sẽ chi hỗ trợ cho học viên theo học lớp xóa mù chữ; các cơ sở giáo dục, cán bộ, giáo viên, tình nguyện viên tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ; cơ quan quản lý giáo dục, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác xóa mù chữ. Chính sách này vừa được HĐND tỉnh (khóa X) quyết nghị tại kỳ họp thứ 8.
Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở xã Thanh Tương (Na Hang, Tuyên Quang) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng này vẫn diễn ra âm ỉ và dại dẳng khiến chính quyền địa phương phải nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để có thể ngăn chặn, đẩy lùi.
Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gánh vác vai trò quan trọng ở nhiều vị trí khác nhau như, bí thư chi bộ, già làng, trưởng bản. Nhìn lại giai đoạn 2011 - 2021, việc quan tâm thực hiện đẩy đủ chính sách cho Người uy tín đã và đang tạo thêm niềm tin, sự hứng khởi cho Người uy tín trên hành trình chung tay cùng các cấp chính quyền địa phương dẫn dắt đồng bào DTTS ở những bản làng, thôn xóm... xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, phát triển.
Thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ởm nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tại Nghệ An, chỉ tính riêng nhóm đối tượng thụ hưởng vay ưu đãi để có đất ở, sửa chữa và xây mới nhà ở đã có hàng ngàn hộ nghèo người DTTS đã được giải ngân vay vốn.