Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mộc Châu (Sơn La): Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS

Thuý Hồng - 19:24, 15/03/2023

Với mục tiêu chăm lo cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.


Mộc Châu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, giao thương hàng hoá. Ảnh TL
Mộc Châu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, giao thương hàng hoá. Ảnh TL

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng

Mộc Châu là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, với 12 dân tộc anh em. Kết cấu hạ tầng tại các xã, bản đặc biệt khó khăn chưa đồng bộ. Các khu dân cư phân tán, khó khăn trong việc triển khai các chính sách, các chương trình; sản xuất hàng hóa nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ, manh mún; áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế... Toàn huyện có 13 xã, 02 thị trấn với 193 bản, tiểu khu; có 10 xã vùng I, 02 xã vùng II và 03 xã vùng III; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,36%.

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1:  2021 - 2025, huyện Mộc Châu đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả, tạo động lực giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, trong năm 2022, huyện được phân bổ trên 29 tỷ đồng để triển khai thực hiện 10 dự án thành phần. Trong đó, vốn Trung ương cấp trên 20 tỷ đồng; nguồn vốn của huyện gần 9 tỷ đồng. Huyện Mộc Châu đã phân bổ chi tiết 100% số vốn được giao.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con Nhân dân phát triển sản xuất, huyện Mộc Châu đã dành 10 tỷ đồng tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo dưỡng các hạng mục cơ sở hạ tầng như công trình đường giao thông nông thôn, phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; các công trình thủy lợi nhỏ; duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại các xã, bản đặc biệt khó khăn; xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ...; Năm 2022, huyện Mộc Châu đã hoàn thành 38% kế hoạch được giao.

Người dân Mộc Châu trồng chanh leo phát triển kinh tế
Người dân Mộc Châu trồng chanh leo phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND huyện Mộc Châu, trong năm 2022, huyện đã tập trung triển khai thực hiện hỗ trợ 04 công trình giao thông cho 03 xã khu vực, nâng cấp, sửa chữa 08 công trình cơ sở hạ tầng cho các bản đặc biệt khó khăn 08 xã khu vực I, khu vực II và duy tu bảo dưỡng 11 tuyến đường giao thông đi khu sản xuất của các bản đặc biệt khó khăn. Tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục sản xuất, đời sống Nhân dân; bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch…

Về lĩnh vực phát triển kinh tế, trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, huyện sẽ đầu tư sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, gồm: Triển khai các tiểu dự án về đầu tư phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vào vùng đồng bào DTTS.

Ông Tráng A Tủa, Trưởng bản Phiêng Cài, cho biết: Năm 2022, huyện Mộc Châu đã hỗ trợ hơn 4.000 gốc chanh leo cho 43 hộ dân trong bản. Hiện cả bản đã trồng gần 31ha cây chanh leo, 25ha mận, 30ha cây lê, 31ha chè. Nhờ được hướng dẫn áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc nên năng suất trung bình đạt 15 tấn quả/ha, nhiều hộ có thu nhập từ 100-150 triệu đồng/năm từ loại cây trồng này. Hiện nay trong bản chỉ còn 8 hộ nghèo theo tiêu chí mới.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, ngay từ những ngày đầu năm 2023, UBND huyện đã kịp thời quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; ban hành quyết định giao vốn cho các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các tiểu dự án, dự án, nội dung thành phần được giao làm chủ đầu tư.

Theo đó, huyện Mộc Châu đã ban hành Quyết định về giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 với nguồn vốn trên 46 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển là trên 26 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 20 tỷ đồng. Mục tiêu trong năm 2023, là thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai hiệu quả các dự án của chương trình.

Huyện Mộc Châu đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS
Huyện Mộc Châu đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS

Ông Hà Mạnh Cường, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mộc Châu cho biết: Ngay từ đầu năm 2023, các cấp, các ngành, các cơ quan truyền thông thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, góp phần tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong toàn xã hội.

Bên cạnh đó, UBND huyện Mộc Châu cũng phối hợp với các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn trong việc phê duyệt danh sách đối tượng là đồng bào DTTS được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề vào cuối năm 2022. Đồng thời, hướng dẫn các xã hoàn thiện việc lập và trình phê duyệt danh sách các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ, làm cơ sở phê duyệt phương án hỗ trợ khi Trung ương ban hành định mức và xác định đối tượng cho vay vốn ưu đãi trong giai đoạn 2023-2025. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Chiều 27/3, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 250 đại biểu là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày

Những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày

Xã hội - Ngân Nhi - 3 phút trước
Tập thể dục mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần bởi đó là biện pháp hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp lấy lại tinh thần và năng lượng tích cực. Tập thể dục cũng giúp đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng, cho cơ thể ngày càng đẹp hơn và tự tin hơn.
Quy định người sử dụng lao động được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất

Quy định người sử dụng lao động được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất

Xã hội - Gia Hưng - 46 phút trước
Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH bắt buộc.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Giáo dục dân tộc - Thành Nhân - 1 giờ trước
Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có kiến nghị với Đoàn cần có chính sách hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS.
Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Người có uy tín - T.Hải - 1 giờ trước
Chiều 27/3, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 250 đại biểu là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS của tỉnh.
Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Sức khỏe - PV - 2 giờ trước
Từ ngày 25 - 31/3, Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175 phối hợp tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) tiến hành đợt phẫu thuật miễn phí thay khớp háng cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra được UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La và UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái phối hợp, tổ chức tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La vừa qua nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế tới trải nghiệm. Ngày hội khép lại đồng thời đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho người dân trong vùng.
Ninh Thuận: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Nho và Vang

Ninh Thuận: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Nho và Vang

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - 2 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2023 và đón nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.
Thừa Thiên Huế: Trên 7,1 tỷ đồng triển khai Chương trình MTQG năm 2023

Thừa Thiên Huế: Trên 7,1 tỷ đồng triển khai Chương trình MTQG năm 2023

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương liên quan tổ chức các phiên họp Văn phòng điều phối chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) để triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Hà Nội: Hơn 444,5 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ huyện nghèo về đích nông thôn mới

Hà Nội: Hơn 444,5 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ huyện nghèo về đích nông thôn mới

Xã hội - Trọng Tùng - Mai Hương - 2 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, các quận của Hà Nội đã hỗ trợ các huyện hơn 444,5 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Những công trình của tình đoàn kết đã góp phần giúp nhiều địa phương tiến thêm bước dài đến mục tiêu nông thôn mới.
Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Xã hội - Thiên An - 2 giờ trước
Ngày 27/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có Quyết định số 874 về việc công nhận tỉnh Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Đây là dấu mốc quan trọng trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Bắc Giang.
Phát huy vai trò Người có uy tín trong đấu tranh với tội phạm về ma túy

Phát huy vai trò Người có uy tín trong đấu tranh với tội phạm về ma túy

Người có uy tín - Vân Khánh - 2 giờ trước
Ngày 19/1/2023, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023. Việc ban hành Kế hoạch nhằm thực hiện Công văn số 919/UBND-NC của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025”.