Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định được phân bổ hơn 138 tỷ đồng. Dùng để thực hiện các dự án ở vùng đồng bào DTTS và miền núi như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, thế mạnh của cac vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất đời sống trong vùng DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch...
Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kinh phí được phân bổ gần 110 tỷ đồng. Số tiền này dùng hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; phát triển giáo dục, tạo việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo...
Tính đến cuối năm 2022, số lượng hộ nghèo và cận nghèo của Bình Định là 39.027 hộ, tỷ lệ nghèo đa chiều là 9,04%. Tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2023, tạo việc làm cho 28.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 700 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 18,21%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 62%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1,8%.