Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân vùng khó khăn

Lê Phương - 15:21, 09/03/2023

Thời gian qua, các cấp ngành của tỉnh Bình Định đã chú trọng đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân địa phương, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng khó khăn. Qua đó, góp phần giúp người dân “gỡ” nhiều vướng mắc trong cuộc sống.

Một buổi trợ giúp pháp lý tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh
Một buổi trợ giúp pháp lý tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh

Xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn, với gần 90% dân số là đồng bào DTTS Ba Na, do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật còn hạn chế, nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn chưa được cải tiến, nên rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ việc vi phạm pháp luật tại địa phương.

Để nâng cao nhận thức cho người dân, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn xã quan tâm và chú trọng tuyên truyền với nhiều cách làm hay và hiệu quả. Đặc biệt là tổ chức được những buổi truyên truyền, TGPL lưu động. Chị Đinh Thị Chép, ở làng Kon Giang bộc bạch: Nhờ có các cán bộ về làng để tuyên truyền phổ biến pháp luật, nên dân làng chúng tôi hiểu biết hơn về các luật để không còn vi phạm.

Mới đây, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Định phối hợp với các ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh, tổ chức tuyên truyền pháp luật và TGPL lưu động cho đồng bào DTTS ở làng 1 và làng 4 (xã Vĩnh Thuận). Các trợ giúp viên pháp lý tuyên truyền, phổ biến đến người dân nhiều quy định pháp luật liên quan, thiết thực trong cuộc sống hằng ngày, như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Người khuyết tật; các quy định của pháp luật về đất đai, dân sự; hôn nhân và gia đình; chế độ chính sách đối với người có công, chế độ bảo trợ xã hội, đăng ký và quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Những buổi TGPL được tổ chức tại vùng sâu, vùng xa luôn thu hút được nhiều người dân tham gia
Những buổi TGPL được tổ chức tại vùng sâu, vùng xa luôn thu hút được nhiều người dân tham gia

Những kiến thức pháp luật này được các trợ giúp viên pháp lý trình bày cụ thể, rõ ràng; giúp người dân áp dụng vào cuộc sống, tránh thực hiện những hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. Ngoài ra, việc người dân đặt câu hỏi, các trợ giúp viên pháp lý trực tiếp trả lời cũng giải tỏa kịp thời những vướng mắc về pháp luật của bà con.

Ông Đinh Những ở làng 4, xã Vĩnh Thuận, chia sẻ: Được nghe trợ giúp viên tuyên truyền, phổ biến, tôi hiểu biết thêm nhiều kiến thức pháp luật. Chẳng hạn như la chửi, đánh vợ, con là hành vi vi phạm pháp luật; đưa xe máy cho người dưới 18 tuổi điều khiển nếu lỡ xảy ra tai nạn, thì chủ xe cũng sẽ bị xử lý. Những kiến thức này giúp tôi và nhiều bà con khác áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, tránh những việc làm vi phạm không đáng có.

Theo Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Định, đến nay, 159 xã với hàng trăm thôn, làng trên địa bàn tỉnh đều có dấu chân của những người làm công tác TGPL. Hoạt động TGPL lưu động đã hiện diện ở các địa bàn xa xôi, cách trở, như: Xã An Toàn (huyện An Lão); xã Canh Liên (huyện Vân Canh); xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh); xã đảo Nhơn Châu (Tp. Quy Nhơn)… trong năm 2022, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh và các chi nhánh của Trung tâm thực hiện TGPL 2.366 việc, vụ việc cho 2.366 người có yêu cầu được TGPL.

 Ngoài ra, Trung tâm và các chi nhánh phối hợp với chính quyền 11 huyện, thị xã, thành phố tổ chức 116 đợt TGPL lưu động tại các thôn, làng, khu dân cư của 100 phường, xã, thị trấn. Tổ chức 130 buổi tuyên truyền pháp luật với hơn 6.400 lượt người tham dự tại 119 điểm, thôn, làng, khu dân cư.

Ông Lê Thành Trung, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bình Định cho biết: Hiện nay, phần lớn các nội dung vướng mắc pháp luật của người dân liên quan đến lĩnh vực đất đai; chế độ chính sách; thừa kế… Khi người dân thắc mắc, một số cán bộ ở cấp xã giải thích chưa rõ ràng, khiến người dân bức xúc, khiếu nại. Hoạt động TGPL lưu động với các buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật trực tiếp ở khu dân cư, đã góp phần tích cực trong việc tháo gỡ vướng mắc, giảm đơn thư khiếu nại vượt cấp.

“Thời gian tới, Trung tâm tăng cường hoạt động TGPL lưu động; bảo đảm 100% các xã thuộc huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, các xã miền núi được tổ chức TGPL lưu động ít nhất 1 lần trong năm”, ôngTrung cho hay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Trên 116.000 thí sinh thi vào lớp 10 Hà Nội làm thủ tục dự thi

Giáo dục - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/6, trên 116.000 lượt thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên và lớp 10 chuyên của Hà Nội, đã có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi.
Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Pháp luật - Trương Vui - 6 giờ trước
Thông tin cá nhân là loại thông tin giá trị nhất, là tài sản của cá nhân và tổ chức, vì vậy, đây được coi là “mỏ vàng”, là mục tiêu săn tìm của tội phạm mạng. Thời gian qua, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền riêng tư, là cơ sở để vấn nạn mua bán thông tin cá nhân, lừa đảo công nghệ cao diễn ra tràn lan và ngày càng nhức nhối.
Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Đông Triều (Quảng Ninh): Phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên

Kinh tế - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Quảng Ninh là 1 trong 6 địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ kết quả này, năm 2023, thị xã Đông Triều đặt mục tiêu 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu trở thành điển hình NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh và xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Hà Nội rà soát “khai tử” nhiều làng nghề

Nghề nghiệp - Việc làm - Trương Vui - 7 giờ trước
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội, hiện có khoảng 139 làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gần 100 làng nghề đang trong tình trạng ô nhiễm; khoảng 36% hộ sản xuất trong làng nghề không có công trình xử lý chất thải, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải tại nhiều làng nghề vượt giới hạn nhiều lần. Để giải quyết vấn đề này, TP. Hà Nội đã đưa ra danh mục về các làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của UBND Thành phố.
Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Nghệ An trước vấn nạn thiếu điện, thiếu nước và nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao

Xã hội - An Yên - 7 giờ trước
Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa đã đặt toàn tỉnh Nghệ An trước nguy cơ cháy rừng, thiếu hụt nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Một loạt các biện pháp đối phó với những khó khăn trên đang được tỉnh Nghệ An triển khai quyết liệt.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Ý nghĩa của đánh trống đất trong Nghi lễ cầu mưa của người Co

Sắc màu 54 - Sơn Gia Phúc - 7 giờ trước
Từ xa xưa, người Co có nhiều phong tục, tập quán dân gian thông qua các lễ hội cộng đồng. Một hoạt động dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Co là làm trống đất để thực hiện trong Nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được an lành, yên vui, ấm no, hạnh phúc. Mỗi chiếc trống đất mang ý nghĩa đại diện cho một vị thần
Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Nét đẹp kiến trúc nhà trình tường của người Dao tiền

Sắc màu 54 - Phương Anh - 7 giờ trước
Miền non nước Cao Bằng vẫn luôn ẩn chứa bao điều thú vị, bất ngờ. Mảnh đất với núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, nơi có những món ăn ngon và con người thân thiện, mến khách… Sự độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa còn được bộc lộ qua kiến trúc những ngôi nhà trình tường của đồng bào Dao tiền xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi

Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"

Tin tức - Vân Khánh - 15 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Tổ truyền thông cộng đồng và Chi hội Phụ nữ từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa tổ chức Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" năm 2023.
Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sản phẩm - Thị trường - Tráng Xuân Cường - 23:59, 08/06/2023
Miền Cao nguyên trắng Bắc Hà không chỉ được biết đến với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nên thơ, mà còn được biết đến với nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc, nổi bật với văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, các nông sản đặc trưng, đặc hữu, các sản phẩm OCOP là những món quà lưu niệm ý nghĩa. Những tinh hoa đó đã được tập hợp, tái hiện trong Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS và miền núi, nhân Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Hè 2023.
Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tin tức - Vân Khánh - 23:50, 08/06/2023
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.