Buôn Đôn là huyện biên giới giáp Campuchia, có 18 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 47,4%, chủ yếu là dân tộc Ê-đê, Tày, Nùng, Thái, M’nông… Thời gian qua, huyện đã triển khai, thực hiện hơn 20 chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ cho đồng bào DTTS.
Ngày 4/5, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị giao ban công tác chỉ đạo, điều hành tháng 4 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2018; triển khai kế hoạch kiểm tra, rà soát về công tác cán bộ.
Tại tỉnh Cao Bằng, sau gần 9 năm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn, chính sách này đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Người có uy tín ở Thạch Thành (Thanh Hóa) là cầu nối chuyển tải chủ trương đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiệu quả đến với đồng bào DTTS. Đặc biệt, họ còn là những điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi, quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
Được đánh giá là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn tỉnh Lai Châu, mỗi năm Than Uyên có khoảng gần 800 hộ thoát nghèo. Để có được kết quả này, bên cạnh các chính sách của Nhà nước và tính tự lực tự cường của đồng bào nơi đây thì một phần rất lớn đó là từ các hoạt động tích cực của những cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Vận động nhân dân làm và mở rộng hơn 5 km đường liên thôn; kêu gọi kéo đường điện dài 4 km đưa điện đến từng nhà dân; thay đổi nếp sống với việc ăn sạch, ở sạch; vận động nhân dân phát triển kinh tế..., đó là những việc mà chàng thanh niên Giàng A Thào, sinh năm 1993 đã và đang làm kể từ khi được bầu làm Trưởng thôn Lùng Thoá, xã Minh Sơn (Bắc Mê, Hà Giang).
Những năm qua, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều kết quả tích cực.
Lâu nay, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là vấn đề nan giải, gây nhiều bất ổn ở các địa phương. Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã tìm kiếm nhiều giải pháp để huy động mọi nguồn vốn để giải quyết vấn đề này, nhằm đáp ứng điều kiện sống tối thiểu, tiến tới tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Ngày 26/4, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức cuộc họp với một số bộ, ngành liên quan cho ý kiến về Dự thảo Báo cáo chuyên đề “Tình hình triển khai kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2010-2017”.
Với sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín, thời gian qua, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã đạt được những kết quả khả quan trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hai mươi năm qua, nguồn lực bố trí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo là không hề nhỏ, nhưng kết quả thu được chưa như kỳ vọng. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách trong việc thay đổi tư duy giảm nghèo, cả về hoạch định chính sách cũng như trong quá trình thực hiện.
Những năm qua, tại các tỉnh khu vực Duyên hải miền Trung đã triển khai thực hiện nhiều chính sách quan tâm động viên, khích lệ những Người có uy tín. Từ đó, họ đã có nhiều đóng góp trong việc giữ bình yên cho thôn làng, vận động bà con từ bỏ hủ tục, cùng nhau phát triển kinh tế.
Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (Chương trình 327) và Dự án trồng 5 triệu ha rừng (Dự án 661) đều chung mục tiêu là tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ rừng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sau 24 năm, nhiều hộ tham gia chưa được hưởng lợi.
Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, thực hiện CT135, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Dự án Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng (gọi tắt là Dự án).
Bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào DTTS là giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân và góp phần ổn định chính trị xã hội. Tuy nhiên, hiện việc giám sát quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội còn có nhiều lỗ hổng rất lớn.
5 năm liên tục, ông Phùng Đức Vy ở thôn Bó Lịn, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn được người dân địa phương tín nhiệm bầu chọn là Người có uy tín trong cộng đồng DTTS.
Thời gian qua, Phú Yên đã vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, 30a để giúp các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn của tỉnh giảm được tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao mức sống người dân.
Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện việc đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 một cách có trọng tâm, trọng điểm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này.
Trần Văn Thời là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh Cà Mau (gần 11.000 khẩu). Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, nhằm giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer từng bước thoát nghèo.
LTS: Năm 1998, lần đầu tiên giảm nghèo trở thành một chính sách nằm trong hệ thống chính sách xã hội của quốc gia khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 05/QĐ-TTg phê duyệt 7 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo (XĐGN).