Sáng 23/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Đảng ủy Cơ quan UBDT đã tổ chức Hội nghị học tập chuyên đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho toàn thể cán bộ, đảng viên, Ban Chấp hành các tổ chức đoàn thể trực thuộc UBDT.
Ngày 22/5, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ban Cán sự Đảng UBDT đã làm việc với Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” (gọi tắt là Nghị quyết 25).
Giai đoạn 2011-2016, thông qua viện trợ, Chính phủ Ai Len đã hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư Chương trình 135 (CT135) với tổng nguồn vốn viện trợ 33,2 triệu Euro.
Vĩnh Phú (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 62%). Sau hơn 7 năm xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các chương trình chính sách khác, Vĩnh Phú có nhiều thay đổi rõ nét, đời sống của người dân ngày được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm mạnh.
Là huyện miền núi, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 50%, địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn nên hiện nay, tình trạng số hộ đồng bào DTTS ở huyện Hướng Hóa thiếu đất sản xuất còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đây là rào cản trong lộ trình giảm nghèo của huyện Hướng Hóa.
rong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018), Hội Cựu Chiến binh cơ quan Ủy ban Dân tộc đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật các hội viên.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 18.201 hộ thuộc diện Người có công (NCC). Sau rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí mới, số hộ nghèo thuộc diện NCC toàn tỉnh còn 249 hộ; hộ cận nghèo là 153 hộ.
Chiều 18/5/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi Gặp mặt Đoàn học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) tỉnh Lâm Đồng nhân dịp Đoàn có chuyến ra thăm thủ đô Hà Nội.
Trước đây, các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Mường Tè (Lai Châu) được triển khai chủ yếu là cho không. Vì thế, đã tạo nên tính ỷ lại của người dân, tư tưởng muốn ở lại hộ nghèo để hưởng các chính sách hỗ trợ.
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tăng cường công tác quản lý nguồn lực của Chính phủ Ai Len hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và chia sẻ kinh nghiệm đối với các địa phương qua kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước kiểm toán nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ Ai Len”.
Đầu tháng 5 vừa qua, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các ông mai, bà mối bàn giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trên địa bàn.
Những năm qua, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã triển khai nhiều chương trình, dự án giảm nghèo, nhưng hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững nên nhiều hộ đã xóa được nghèo nhưng lại tái nghèo. Trước thực tế này, huyện Trà Bồng đã rà soát, nghiên cứu và xác định lại các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Theo đó, địa phương vẫn lựa chọn lĩnh vực nông-lâm nghiệp là kinh tế chủ đạo và tập trung hướng dẫn người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa bền vững.
Khi bắt tay chiêu sinh và đào tạo hàng loạt học viên, chủ yếu là người DTTS trên địa bàn, huyện K’Bang (Gia Lai) xác định, công tác dạy nghề phải song hành với việc làm từ xây dựng nông thôn mới (NTM).
Mèo Vạc là một trong những huyện nghèo 30a của tỉnh Hà Giang. Thời gian qua, một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện là ưu tiên nguồn lực để đẩy nhanh công tác giảm nghèo.
Được ví như “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đội ngũ cán bộ thôn bản đã góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở những bản làng vùng sâu, vùng xa. Họ vẫn lặng lẽ cống hiến, dẫu chế độ chính sách đãi ngộ chưa thực sự tương xứng.
Thời gian qua, nhờ sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình 135 (CT135), nhiều hộ gia đình DTTS nghèo ở huyện miền núi Con Cuông tỉnh Nghệ An đã phát triển được những mô hình kinh tế hiệu quả.
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ ngân hàng Agribank chi nhánh Đắk Lắk, nhiều bà con dân tộc thiểu số đã thoát nghèo.
Hà Nội hiện có trên 92 nghìn nhân khẩu là đồng bào các DTTS, chủ yếu sinh sống tập trung tại 153 thôn, 14 xã của 5 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây cũ).
Xác định vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã phát huy tinh thần, trách nhiệm trong việc vận động bà con cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.
Đã qua rồi cái thời bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn phải ăn sắn, ngô, rau rừng... thậm chí đứt bữa vì thiếu lương thực trầm trọng.