Đến làng Jang Roong, xã Đăk Cấm (TP. Kon Tum) hỏi bất kể người dân nào họ cũng đều biết già A Bying. Tuy đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe có giảm, nhưng già A Bying còn rất minh mẫn, ông luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động xã hội, nhất là công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Từ năm 2014, Chính phủ đã chỉ đạo thu hồi một phần diện tích đất của các nông, lâm trường hoạt động không hiệu quả để giải quyết đất sản xuất cho người dân. Sau 4 năm triển khai, rất nhiều vướng mắc vẫn chưa được tháo gỡ.
Để phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, từ năm 2002, chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào thiếu đất đã được triển khai. Dù đã qua gần 16 năm thực hiện chính sách, nhưng hiện vẫn còn hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để tháo gỡ, là những nội dung cần được làm rõ để làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp cho giai đoạn sau năm 2020.
Xác định, làm tốt công tác cán bộ là vấn đề quan trọng, then chốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chính sách dân tộc, hướng dẫn người dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Vì vậy, những năm qua, tỉnh Trà Vinh luôn chú trọng đến công tác xây dựng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác DTTS. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Thạch Mu Ni, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh xoay quanh vấn đề này.
Thực hiện Chương trình công tác theo thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, từ ngày 6 đến ngày 10/8/2018, Đoàn đại biểu Cấp cao của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước do Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Yia Cơ Ya No Cho Chông Tua dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, Đảng bộ xã Pơng Drang, huyện Krông Buk đang được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu và làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện quy chế dân chủ.
Vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức buổi gặp mặt, biểu dương Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tại đây, nhiều đại biểu đã bày tỏ ý kiến tâm huyết đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại cơ sở.
Từ cuối năm 2016, xã Cường Lợi, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) được chọn để thực hiện mô hình điểm giảm nghèo của tỉnh với mô hình chăn nuôi lợn thịt. Đây là cơ hội không nhỏ để người dân tham gia mô hình thoát nghèo, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 9,73%.
Để thu hút đội ngũ tri thức về công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, những năm qua, nhiều chính sách khuyến khích, đãi ngộ đã được triển khai. Tuy nhiên, do nhiều bất cập nên khi triển khai lại gây không ít vướng mắc, tạo ra tâm lý bất bình cho nhiều người được thụ hưởng.
Nhằm khắc phục tồn tại và tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào Khmer, mới đây, Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới (gọi tắt Chỉ thị 19) được ban hành. Tại tỉnh Kiên Giang, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, địa phương đã và đang cụ thể hoá Chỉ thị 19 vào cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang xung quanh vấn đề này.
Mới đây (trung tuần tháng 6/2018), Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo cấp xã tại các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mô hình điểm trong thời gian qua; đề ra các biện pháp triển khai thực hiện Đề án trong thời gian tới.
Những năm qua, lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai luôn chủ động bám địa bàn để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các tổ chức phản động FULRO, “Tin lành Đê-ga”. Đồng thời, triển khai các biện pháp đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.
Cô gái Lữ Thị Yến trở thành Bí thư Chi bộ bản Luồng, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) khi tròn 26 tuổi.
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)-“lõi nghèo” của cả nước thì công tác dân vận tốt, dân vận khéo luôn là yếu tố rất quan trọng làm nên thành công trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng bản làng ấm no, giàu mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định số 771/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025".
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã áp dụng cơ chế quản lý đầu tư xây dựng đặc thù theo Nghị định 161/NĐ-CP trong Dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Tỉnh đã giao 70% công trình trên tổng số công trình toàn tỉnh cho cấp xã làm chủ đầu tư, tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia hầu hết quá trình đầu tư. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Ngày 29/6/2018 tại Hoà Bình, Cục Bảo trợ xã hội-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức chương trình Hội thảo xây dựng kế hoạch đánh giá chính sách trợ giúp xã hội quy định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo, vấn đề đặt ra được các cấp, các ngành ở nhiều địa phương quan tâm là cho người nghèo “cần câu” hay cho “con cá”. Dự án hỗ trợ người nghèo ở thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) cho thấy, việc cho người nghèo “cần câu” mới thực sự giúp người nghèo một cách căn cơ.
Tân Trạch và Thượng Trạch là hai xã ĐBKK của huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Hai xã có 663 hộ/2.999 nhân khẩu; trong đó, Thượng Trạch có 566 hộ, 2.534 nhân khẩu; Tân Trạch có 97 hộ. Dân số của hai xã chủ yếu là đồng bào Ma Coong (Bru-Vân Kiều).
Việc chậm giải ngân các nguồn vốn tín dụng ưu đãi không chỉ tác động đến mục tiêu giảm nghèo vùng DTTS và miền núi mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Chính phủ. Việc cần làm lúc này là các ngành, các cấp cần quyết liệt khơi thông dòng vốn, giải ngân kịp tiến độ, tạo cơ sở để xây dựng chính sách sau năm 2020.