Có cha mẹ bận đi làm ăn xa, thậm chí là chịu phận mồ côi… nhiều đứa trẻ miền sơn cước xứ Nghệ phải ở với người thân trong nỗi khát khao về một mái ấm đủ đầy yêu thương. Để rồi, những hệ lụy, những thiệt thòi trước ngưỡng cửa cuộc đời, cứ thế hiển hiện như càng làm cho bước đường tương lai của các em thêm gập ghềnh hơn.
Nhờ các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, từ cuộc sống nghèo khó, nay đời sống đồng bào La Hủ đã có những đổi thay. Trên những bản làng của đồng bào La Hủ đã có những triệu phú trẻ chỉ mới ở tuổi đôi mươi.
Ngày 6/3/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Qua thực tiễn triển khai 5 năm, đến nay đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực.
Trong năm 2023, huyện Chiêm Hoá đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, hội viên Hội phụ nữ và Nhân dân về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Theo đó, đã có 25.660 lượt người được tuyên truyền về ý nghĩa, hậu quả của tình trạng này.
Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh An Giang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo tại cơ sở...
Theo số liệu thống kê, huyện Chiêm Hóa hiện có 259 người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín của bản thân, họ đã và đang góp sức xây dựng những bản làng, thôn xóm ở Chiêm Hóa nói riêng, cùng cả nước nói chung ngày càng ấm no, giàu mạnh.
Bất bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tuyên truyền, vận động đến người dân, nhằm nâng cao ý thức, dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Sau 3 năm thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống tinh thần, vật chất của bà con dân tộc Khmer nơi đây dần được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số, sẽ là giải pháp tích cực trong việc giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều. Từ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Với việc xem xét, thông qua 2 nghị quyết riêng về lĩnh vực dân tộc trong một nhiệm kỳ, Quốc hội Khóa XIV đã cụ thể hóa Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước”. Việc Quốc hội quyết định chính sách dân tộc cũng đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách dân tộc, nhất là giải được bài toán “chính sách chờ vốn” kéo dài trong những năm qua.
Thuận Châu là 1 trong 2 huyện nghèo của tỉnh Sơn La. Những năm qua, địa phương đã đặc biệt chú trọng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) để tạo điều kiện tốt nhất cho đồng bào DTTS vươn lên.
Không còn một Huồi Cọ xa xôi, cách trở với cảnh không đường, không điện… như hôm nào. Huồi Cọ giờ đã khoác lên mình tấm áo mới với những con đường nội bản sạch sẽ, con trẻ tíu tít đến trường, dân bản hăng say lao động, an ninh trật tự được giữ vững… Bản giáp biên của đồng bào Mông ở xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An này, đang đổi thay từng ngày, có sự đóng góp không nhỏ của những Người có uy tín như ông Và Chắn Dờ.
Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái học hành đến nơi đến chốn, ông còn đau đáu với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Sự tâm huyết, trăn trở ấy của ông đã truyền lửa đam mê để thế hệ trẻ của bản làng yêu hơn văn hóa dân tộc mình. Ông chính là Lo Văn Cường - Người có uy tín bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An).
Để chuẩn bị tốt nhất cho Chương trình Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023, chiều 7/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ban Tổ chức Chương trình đã tiến hành cuộc họp để rà soát, đánh giá toàn bộ công tác chuẩn bị. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đồng chủ trì cuộc họp.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,76%), trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Thời gian qua, Sóc Trăng tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, trong đó chú trọng chính sách an sinh chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân bằng BHYT, qua đó, giúp đồng bào DTTS không còn lo lắng khi bị bệnh vì đã có tấm thẻ BHYT để đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nhằm giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thoát nghèo nhanh và bền vững, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum triển khai nhiều đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Trọng tâm của đề án không chỉ hướng đến huy động nguồn lực lồng ghép các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng mà còn khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) duy trì và mở rộng liên kết sản xuất để nâng cao thu nhập, tạo động lực phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Từ trung tâm thành phố Hạ Long, trên con đường rộng và thẳng tắp đưa chúng tôi đến với xã vùng cao Đồng Lâm, nơi có tới 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây là kết quả từ chủ trương đúng và trúng sau khi Đồng Lâm- một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Hoành Bồ (cũ) sát nhập vào TP. Hạ Long được thành phố đầu tư thúc đẩy phát triển. Hôm nay, Đồng Lâm đã có diện mạo mới...
Những năm qua, Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách và nỗ lực của cả hệ thống chính trị nhằm hỗ trợ phụ nữ vùng DTTS trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ. Trong đó, với mục tiêu quyết tâm cao nhất là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hội viên.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.