Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Đức Trí - 07:52, 08/12/2023

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.

Ông Lại Đức Đại, Phó GĐ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk
Ông Lại Đức Đại, Phó GĐ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk

PV: Thưa ông, hiện nay Chương trình 1719 đã đi vào thực tiễn, ngành văn hóa Đắk Lắk cũng đang nỗ lực vận dụng hiệu quả nguồn lực để tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, xin ông chia sẻ một số thông tin về việc triển khai thực hiện Dự án?

Thực hiện các Quyết định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 46/KH-UBND ngày 01/03/2022 của UBND tỉnh Kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025.

Bên cạnh đó, Sở đã ban hành nhiều văn bản như Kế hoạch số 1964/KH-SVHTTDL ngày 30/9/2022 về việc thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 - 2025; Kế hoạch số 1691/KH-SVHTTDL ngày 31/7/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719 từ nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2022, 2023… và nhiều văn bản Kế hoạch cụ thể để phối hợp với các địa phương triển khai các nội dung hoạt đông thuộc chương trình dự án.

Truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông huyện Lắk
Truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông huyện Lắk

PV: Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật triển khai từ Dự án 6, Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh?

Từ nguồn kinh phí được cấp cho các hoạt động trong năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã triển khai, hướng dẫn tổ chức thành lập 12 Câu lạc bộ (CLB) gồm 1 CLB văn hoá dân gian về Dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê tại buôn Drai Hling, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột và 11 CLB văn nghệ truyền thống tại các thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sở đã hỗ trợ tặng các trang thiết bị máy móc, dụng cụ vật tư để hỗ trợ CLB Dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê duy trì hoạt động và tổ chức 1 lớp truyền dạy dệt thổ cẩm cho 15 thành viên CLB.

Bên cạnh đó, Sở còn tổ chức 1 Lớp hướng dẫn kỹ năng hoạt động, dàn dựng, biểu diễn cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống tại các thôn, buôn tham gia lớp học với 268 học viên. Sở đã mời các nghệ sĩ, những người có kinh nghiệm trong công tác dàn dựng trực tiếp xuống từng CLB để kiểm tra, hướng dẫn và chỉnh sửa các tiết mục cho CLB; hỗ trợ các trang thiết bị, nhạc cụ, trang phục theo nhu cầu của từng CLB nhằm giúp các CLB duy trì hoạt động thường xuyên; tổ chức Đoàn khảo sát xúc tiến xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sinh thái nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk cho các đoàn báo chí, doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh, thành phố trong nước và xây dựng 5 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Truyền dạy đánh chiêng cho học sinh dân tộc Mnông Truyền dạy đánh chiêng cho học sinh dân tộc Mnông
Truyền dạy đánh chiêng cho học sinh dân tộc Mnông

Trong lĩnh vực di sản văn hóa, Sở tổ chức 3 lớp truyền dạy đánh chiêng và các nhạc cụ dân tộc ở buôn Drai Điêt, xã Dliê Yang, huyện Ea H’Leo; tại xã Yang Tao, huyện Lắk và xã Cư Pơng huyện Krông Búk. Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông xã Yang Tao, huyện Lắk. Hiện nay, Sở đang tiếp tục triển khai xây dựng 1 mô hình văn hóa truyền thống các DTTS, 3 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng di dân tái định cư.

Về Du lịch, Sở đã hỗ trợ xây dựng điểm hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch, giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào DTTS và hỗ trợ thông tin cho khách du lịch tại huyện Lắk và Buôn Đôn. Theo đó, đã trang bị cơ sở vật chất ban đầu máy vi tính, bàn ghế máy vi tính, các thiết bị công nghệ thông tin, điện tử đầy đủ để hỗ trợ hoạt động liên lạc, cung cấp thông tin hỗ trợ khách du lịch và các ấn phẩm cho phục vụ du khách.

Hỗ trợ xây dựng 2 điểm du lịch tiêu biểu gồm buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, Tp.Buôn Ma Thuột và buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Đây là sản phẩm du lịch mới gồm: trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Với các sản phẩm du lịch mới này sẽ tạo điều kiện cho du khách có nhiều lựa chọn khi đến với du lịch Đắk Lắk.

Ngoài ra, còn hỗ trợ 15 tủ sách 30 bộ trang thiết bị cho các Nhà văn hoá cồng đồng tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bên cạnh đó, còn tổ chức triển khai cho 5 huyện tổ chức các hoạt động về thể dục thể thao cho đồng bào dân tộc thiệu số.

Đối với vốn đầu tư phát triển, đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt, HĐND tỉnh đã phân bổ vốn cho 2 dự án với kinh phí 8 tỷ đồng, Sở đang hoàn thiện các quy trình về đầu tư để triển khai thực hiện vào đầu năm 2024. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thủ tục, quy trình 2 dự án để trình UBND tỉnh phê duyệt và trình HĐND tỉnh bố trí vốn thực hiện trong năm 2024.

PV: Mặc dù triển khai chưa lâu, nhưng Chương trình 1719 cũng đã lan tỏa đến cộng đồng và mở ra cơ hội mới để phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn liền được với phát triển du lịch là một chủ trương phù hợp với điều kiện thực tế, hợp lòng dân. Thực hiện hiệu quả chủ trương này, sẽ từng bước giải quyết được việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào.

Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, các sở, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định, hướng dẫn chi tiết, ưu tiên, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ triển khai các nội dung của Dự án 6.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, song, cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của các cơ quan chuyên môn Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao. Đồng thời, góp phần quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của huyện. Đây sẽ là cơ hội tạo đà cho du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.