Sau hơn 2 năm tỉnh Hòa Bình tổ chức, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều nội dung, dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất tại vùng đồng bào đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, rất nhiều các hoạt động, các dự án, công trình cấp điện được triển khai trên địa bàn huyện Sơn Dương. Điều này giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện mô hình “Bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào DTTS và miền núi tại Khu Kinh tế - Quốc phòng tỉnh Nghệ An, năm 2023”, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4, Quân khu 4 đã cấp phát vật tư, con giống cho người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khu vực biên giới tỉnh Nghệ An.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi, tái cơ cấu cây trồng, những nương ngô, nương lúa thiếu nước, đất trồng màu kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, gắn với liên kết sản xuất cho hiệu quả kinh tế. Theo đó, người dân Sơn Dương đã từng bước thoát nghèo, có vốn để tích luỹ, tái đầu tư sản xuất.
Những năm qua, Người có uy tín ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã trở thành "điểm tựa" quan trọng cho đồng bào DTTS nơi thôn xóm, bản làng. Phát huy vai trò trách nhiệm, Người có uy tín luôn đi đầu và hướng dẫn, vận động Nhân dân triển khai và thực hiện các phong trào thi đua, các lĩnh vực hoạt động ở cơ sở, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển quê hương.
Nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền; sự vào cuộc chỉ đạo kịp thời của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, nhất là đồng bào ở những địa bàn thụ hưởng các chương trình dự án, chính sách dân tộc thời gian qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), ở tỉnh Trà Vinh đã đạt được những kết quả tích cực
Những năm qua, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hiện nay, vấn đề định kiến giới ở nhiều vùng dân tộc thiểu số vẫn khá nặng nề. Thế nhưng, nhiều người phụ nữ ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã vượt qua định kiến, vươn lên thoát nghèo và hướng dẫn người dân cùng làm giàu.
Xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) thuộc xã khu vực III của tỉnh. Toàn xã có 8 thôn bản với 877 hộ, 4 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, xã Linh Phú đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Vừa qua, UBND huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) phối hợp với Huyện đoàn tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về kết hôn, vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2023. Tham gia hội thi có 24 đội của các xã, thị trấn chia làm 5 cụm thi trên địa bàn huyện.
Triển khai Dự án về “Thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (CT MTQG 1719); thời gian qua, Hội phụ nữ huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung về bình đẳng giới.
Những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc đã thành công bước đầu trong nỗ lực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tiếp thu được những bài học và sáng kiến trong phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Với đặc thù là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, những năm gần đây, nhờ nỗ lực triển khai tốt các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống người dân huyện Mường Nhé (Điện Biên) đang ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng huyện trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên.Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang được triển khai thực chất và mang lại hiệu quả tích cực. Đến cuối tháng 11/2023, An Giang đã có 71/110 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 29 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 8 ấp tại các xã biên giới, xã khó khăn trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn “Ấp nông thôn mới”…
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động thiết thực, thời gian qua đã làm thay đổi tích cực cách nghĩ và các hành vi ứng xử liên quan đến vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc Khmer tại Trà Vinh.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Thuận và các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.
Thời gian qua, các đảng viên ở miền núi Quảng Nam, đặc biệt đảng viên là già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thực sự là “cánh tay nối dài” của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Để làm được việc đó, họ phải là những người tiên phong, gương mẫu được mọi người nể trọng.
Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.