Chiều 31/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tham gia Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông; các vụ thuộc Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc.
Những ngày này, về các huyện miền núi Khánh Hoà, khắp nơi đều có những công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, những vườn cây trái bạt ngàn màu xanh và những ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp. Đó là những thành quả quan trọng mà các cấp chính quyền nỗ lực thực hiện trong những năm qua, nhằm từng bước rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi.
Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt.
Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.
Những năm gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể. Điện, đường, trường, trạm, các mô hình sinh kế được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ đã và đang trở thành động lực quan trọng để A Lưới vươn mình.
Nhà ở là một trong ba nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cốt lõi nhất của mỗi người, đặc biệt là các hộ nghèo vùng DTTS và miền núi. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho Nhân dân, nhất là các hộ gia đình nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lụt vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Theo báo cáo của UBND huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, trong 3 năm (từ 2022 - 2024), tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện là hơn 148 tỉ đồng.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ III, năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Diện mạo nông thôn, đô thị đổi thay rõ rệt.
Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban Dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong Đoàn.
Bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong năm 2024, nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ cho địa phương 9.319 triệu đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án trên địa bàn huyện. Cộng với nguồn vốn chuyển tiếp từ năm 2022 và 2023 sang 2024, nâng tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình hơn 25.957 triệu đồng.
Năm 2024, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 2,12%, thoát 517 hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó giảm 387 hộ thoát nghèo và 130 hộ thoát cận nghèo.
Huyện Mường Lát (Thanh Hóa), một vùng cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa, là nơi sinh sống của đông đảo các DTTS cùng sinh sống gồm Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Kinh. Tại đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) từng là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, đời sống, giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong cuộc sống gia đình; đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT).
Giai đoạn 2021-2025, cùng với việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, huyện Đức Linh dồn lực triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao cả về lượng và chất.
Giang Thành là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 21%. Những năm qua, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành công nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những bước tiến này, đã giúp đồng bào Khmer có điều kiện sống tốt hơn và một tương lai bền vững.
Với chủ đề “Cộng đồng các DTTS tỉnh Kiên Giang đoàn kết, quyết tâm đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số góp phần phát huy lợi thế, tiềm năng để hội nhập và phát triển”, sáng 30/10, tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu tại Đại hội.
Sáng 30/10, tại trụ sở Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Tham dự buổi lễ có các ông: Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Phước Vĩnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ; Võ Hoàng Thơ - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dành sự quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đến nay, đời sống KT - XH vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Diễn ra trong 2 ngày (29-30/10), Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, năm 2024 với nhiều ý nghĩa chính trị quan trọng, là diễn đàn ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận cao của đồng bào DTTS vào sự lãnh đạo của Đảng. Dịp này đồng bào gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và bày tỏ nhiều ý kiến, tâm tư, nguyện vọng với Đảng và Nhà nước.