Yên Bái là tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn, mặc dù số liệu chưa được công bố, nhưng qua đánh giá sơ bộ từ cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, diễn ra từ 1/7 đến 15/8 vừa qua, cho thấy có nhiều chỉ số đạt và đạt cao. Những kết quả này đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân nói chung, vùng đồng bào DTTS nói riêng; từ đó, thực hiện có hiệu quả “chỉ số hạnh phúc” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Cao Bằng giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các công trình, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719.
Với nhiều lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên địa bàn, những năm qua, du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình đang được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, khuyến khích người dân phát triển trở thành hướng đi chủ đạo. Nhờ đó, góp phần tạo sinh kế bền vững, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, từng bước vươn khá giả.
Mặc dù đạt nhiều kết quả trong giảm nghèo, nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất cao. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất được xác định là một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.
Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề tại 26 tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều tỉnh miền núi, vùng đồng bào DTTS. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần có đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo ở vùng này.
Chiều 26/10, thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Tổ 15 (gồm các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) đề xuất cần có chính sách quy định rõ về việc phát triển điện ở nông thôn, đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận.
Với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đang tiếp tục triển khai lồng ghép nhiều giải pháp kéo giảm tỷ lệ TH-HNCHT ở mức thấp nhất.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.
Nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo các xóm, bản vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Thọ đã có bước chuyển mạnh mẽ.
Ngày 25/10, tại Hà Nội, Khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp đã tổ chức Chương trình Giao lưu thể thao năm 2024.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về công tác biên giới năm 2024 cho cán bộ xã, Người có uy tín và Nhân dân 12 xã biên giới trên địa bàn huyện A Lưới.
Như Thanh, một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, đồng bào DTTS chiếm tới 43,22% dân số toàn huyện. Những năm qua, huyện luôn chú trọng thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng ở các vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ người dân vươn lên xây dựng cuộc sống. Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm việc phát hiện, xây dựng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến nhằm lan tỏa những giá trị tích cực trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngày 25/10, tại thành phố Vinh, diễn ra Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS tỉnh Nghệ An năm 2024 trong không khí vui tươi, đoàn kết. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh - Vi Văn Sơn, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao, cùng các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã đến dự. Đặc biệt, Liên hoan còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của 250 nghệ nhân, diễn viên đến từ 11 huyện, thị vùng DTTS Nghệ An.
Từ những chương trình, chính sách dân tộc, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đất ở, đất sản xuất hiện vẫn là nhu cầu bức thiết của một bộ phận đồng bào DTTS. Để giải quyết căn cơ nhu cầu của đồng bào, đồng thời nhằm cụ thể hóa những quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, UBND Cao Bằng đã xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 25/10, tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của Nhân dân. Kết quả này là nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ tạo sinh kế cho đồng bào Raglay có điều kiện làm ăn, vươn lên ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững và làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm đến thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn, trong đó chú trọng thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là lực lượng "cầu nối" quan trọng giữa chính quyền với Nhân dân ở cơ sở; là lực lượng tiên phong thực hiện các phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm gương cho người dân noi theo.
Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An rất chú trọng đa dạng, phong phú về chủng loại trong sản xuất nông nghiệp, nhưng do nhiều nguyên nhân, nông sản Nghệ An vẫn chủ yếu đang dừng lại ở xuất thô, giá trị thấp. Thiết lập được chuỗi liên kết trong sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình MTQG nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề được tỉnh Nghệ An đẩy mạnh.
Toạ lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên một dải đất Nai Hoa bên bờ dòng Sông Luỹ, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ, địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Từ thời điểm tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những người thợ làm gốm Bình Đức được tiếp thêm động lực để có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cha ông.