Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2)

Lê Tuấn - 3 giờ trước

Mặc dù đạt nhiều kết quả trong giảm nghèo, nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất cao. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất được xác định là một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.

(BCĐ- Loạt 3 bài CĐ Ban ĐT Cao Bằng) Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2)
Là địa phương khá phát triển của huyện Trùng Khánh nói riêng, của tỉnh Cao Bằng nòi chung nhưng việc giải bài toán nâng cao thu nhập cho người dân xã Phong Châu từ việc mở rộng diện tích canh tác sẽ là rất khó khăn. (Trong ảnh: Một góc xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh)

Quỹ đất eo hẹp

Phong Châu (huyện Trùng Khánh), là một trong 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) sớm nhất ở tỉnh Cao Bằng, chính thức “về đích” năm 2016. Với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc, đến nay, Phong Châu vẫn duy trì các tiêu chí, và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1018/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng.

Theo ông Hoàng Ích Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Châu, để hoàn thành các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đã và đang tập trung cao độ để giải quyết những “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là tiêu chí thu nhập. Người dân Phong Châu chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp; để nâng cao thu nhập thì bên cạnh cần tư liệu sản xuất, nhất là đất sản xuất, người dân Phong Châu cũng cần phương tiện sản xuất (vốn, công cụ, máy móc,...).

Tuy nhiên, việc giải bài toán nâng cao thu nhập cho người dân xã Phong Châu, từ việc mở rộng diện tích canh tác sẽ là rất khó khăn. Xã có diện tích tự nhiên rộng (2.577 ha) nhưng chủ yếu núi đá; diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 367,11ha. Trong khi toàn xã có 518 hộ, với khoảng 2.065 nhân khẩu.

Không chỉ khó mở rộng diện tích đất canh tác cho người dân để thúc đẩy phát triển sản xuất, mà ở xã Phong Châu, quỹ đất ở cũng rất hạn hẹp. Toàn xã có 374,77 ha đất phi nông nghiệp, đã cơ bản được bố trí để xây công trình trụ sở hành chính, công trình phục vụ kinh tế - xã hội, dân sinh và đất ở. Vì thế, không ít hộ trên địa bàn xã thuộc diện nghèo vì thiếu đất ở, nhà ở, một hộ có nhiều nhân khẩu cùng chung sống.

Gia đình ông Hoàng Văn Cầu, sinh năm 1958, dân tộc Tày, ở Bản Viết là một ví dụ. Cả nhà có 9 nhân khẩu, cùng chung một hộ, hiện đang thuộc danh sách hộ nghèo của xã Phong Châu. Tương tự là hộ nghèo Nông Văn Đề, sinh năm 1987, dân tộc Tày, ở bản Phia Bó - Cô Bây, nhà có 6 nhân khẩu; hộ nghèo Nông Văn Khôn, sinh năm 1964, ở bản Tân Phong, nhà có 5 nhân khẩu;...

Không riêng ở Phong Châu mà trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nhiều gia đình do do thiếu đất ở, đất sản xuất nên đang thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Theo Báo cáo số 3624/BC-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng, toàn tỉnh có 6.369 hộ nghèo và 2.799 hộ cận nghèo không có đất sản xuất, đất ở.

“Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 21.357 hộ nghèo và 12.091 hộ cận nghèo không có vốn sản xuất, kinh doanh; 7.257 hộ nghèo và 3.007 hộ cận nghèo không có công cụ/phương tiện sản xuất”, Báo cáo số 3624/BC-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng nêu rõ.

(BCĐ- Loạt 3 bài CĐ Ban ĐT Cao Bằng) Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2) 1
Trong điều kiện quỹ đất sản xuất hạn chế, đồng bào DTTS ở tỉnh Cao Bằng cần lựa chọn xây dựng những mô hình kinh tế có giá trị cao. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Sán Chỉ xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm phát triển mô hình trồng sả Java)

Khó giải ngân

Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đây là nguồn lực quan trọng để tỉnh giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết của một bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; trong đó có nhu cầu về đất ở, đất sản xuất.

Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất là nội dung chính sách thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719. Để triển khai nội dung này, ngày 30/12/2022, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND quy định về định mức đất ở, định mức bình quân đất nông nghiệp cho hộ DTTS nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.

UBND tỉnh Cao Bằng giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành chức năng liên quan, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, đối chiếu, xác định hộ DTTS nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi thiếu hoặc chưa có đất ở, chưa có đất nông nghiệp; có nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất nông nghiệp.

 Các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện rà soát đối tượng đủ điều kiện và có nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất nông nghiệp trên địa bàn, gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trong Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng, định mức bình quân đất nông nghiệp của hộ gia đình được tính theo công thức: Số nhân khẩu của hộ x 590m2 (590m2 là định mức diện tích bình quân đất chuyên trồng lúa của 01 nhân khẩu). Trong điều kiện trên 90% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đá, sông suối; đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên thì việc bố trí quỹ đất để hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ có nhu cầu là rất khó khăn.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, trước đây, trong giai đoạn 2016 – 2020, để triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016, thống kê từ các địa phương cho thấy, toàn tỉnh còn hơn 960 hộ DTTS có nhu cầu hỗ trợ về đất ở và trên 3.660 hộ cần hỗ trợ về đất sản xuất. Tuy nhiên, tỉnh cũng không thực hiện được do chưa bố trí được quỹ đất.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, thúc đẩy tiến độ giải ngân Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719, ngày 11/10/2024, UBND tỉnh Cao Bằng đã có Tờ trình số 2722/TTr-UBND, trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành chính sách này cũng nhằm cụ thể hóa những quy định mới của Luật Đất đai năm 2024.

Bài cuối: Phát huy nội lực từ cộng đồng

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đoàn công tác của Trung ương làm việc với huyện Con Cuông (Nghệ An) về thực hiện công tác dân tộc

Đoàn công tác của Trung ương làm việc với huyện Con Cuông (Nghệ An) về thực hiện công tác dân tộc

Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía UBDT có Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong đoàn.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đoàn công tác của Trung ương làm việc với huyện Con Cuông (Nghệ An) về thực hiện công tác dân tộc

Đoàn công tác của Trung ương làm việc với huyện Con Cuông (Nghệ An) về thực hiện công tác dân tộc

Thời sự - Lê Việt - An Yên - 1 giờ trước
Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía UBDT có Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong đoàn.
Nâng cao năng lực, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực y học cổ truyền

Nâng cao năng lực, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực y học cổ truyền

Tin tức - Hương Trà - 1 giờ trước
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới (Kế hoạch).
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang với công tác bảo vệ rừng - phòng cháy, chữa cháy rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang với công tác bảo vệ rừng - phòng cháy, chữa cháy rừng

Xã hội - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và mỗi người dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Ninh Thuận: Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt

Ninh Thuận: Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Sáng 30/10, tại Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Ninh Thuận tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”, năm 2024.
Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 25.957 triệu đồng cho huyện Thuận Nam

Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 25.957 triệu đồng cho huyện Thuận Nam

Chính sách dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong năm 2024, nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ cho địa phương 9.319 triệu đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án trên địa bàn huyện. Cộng với nguồn vốn chuyển tiếp từ năm 2022 và 2023 sang 2024, nâng tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình hơn 25.957 triệu đồng.
"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"​. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động du lịch

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động du lịch

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động áp dụng nhiều công nghệ số, để phát triển du lịch bền vững.
Lào Cai khôi phục du lịch sau mưa lũ

Lào Cai khôi phục du lịch sau mưa lũ

Kinh tế - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai; tuy nhiên, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, ngành kinh tế này hiện đang gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp, ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt để khôi phục du lịch sau mưa lũ.
Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2)

Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2)

Công tác Dân tộc - Lê Tuấn - 3 giờ trước
Mặc dù đạt nhiều kết quả trong giảm nghèo, nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất cao. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất được xác định là một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Chiều 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên) phấn đấu giảm trên 500 hộ nghèo và cận nghèo năm 2024

Đồng Hỷ (Thái Nguyên) phấn đấu giảm trên 500 hộ nghèo và cận nghèo năm 2024

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 3 giờ trước
Năm 2024, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo đa chiều 2,12%, thoát 517 hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó giảm 387 hộ thoát nghèo và 130 hộ thoát cận nghèo.