Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

An Yên - 06:57, 29/03/2024

Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.

Đơn vị đo đạc, kiểm đếm quỹ đất phối hợp cùng chính quyền địa phương và người dân bàn giao đất trên thực địa
Đơn vị đo đạc, kiểm đếm quỹ đất phối hợp cùng chính quyền địa phương và người dân bàn giao đất trên thực địa

Diện tích đất lâm nghiệp, diện tích rừng ở Nghệ An chủ yếu phân bố ở các huyện vùng cao phía Tây của tỉnh, như Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông… Đây là khu vực xa dân cư, địa hình đi lại gặp nhiều khó khăn, chưa kể độ dốc lớn… và phần nhiều đang nằm trong tay các tổ chức như lâm trường, tổng đội, ban quản lý rừng phòng hộ…

Để đáp ứng nhu cầu có đất, có rừng cho người dân yên tâm ổn định cuộc sống; công tác giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất lâm nghiệp ở Nghệ An đang được triển khai quyết liệt.

Quế Phong là huyện nằm trong số đó. Năm 2023, diện tích đất lâm nghiệp dự kiến giao trên địa bàn huyện Quế Phong là 6056,71ha. Nhưng qua tính toán, huyện cần thực hiện giao hơn 6.150,09ha; trong đó giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp (giao lần đầu) hơn 3.750,09ha và giao rừng trên đất lâm nghiệp đã cấp hơn 2.400ha.

Hiện tại, các đơn vị được giao nhiệm vụ đã thực hiện xong việc đo đạc, chỉ mốc giới ngoài thực địa cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đạt được gần 100% khối lượng. Song song với điều đó, việc triển khai làm hồ sơ địa chính, thông báo kết quả đo đạc đến người dân... cũng được thực hiện nhanh chóng.

Một buổi hợp lắng nghe ý kiến Nhân dân trước khi thực hiện giao đất, giao rừng
Một buổi họp lắng nghe ý kiến Nhân dân trước khi thực hiện giao đất, giao rừng

Tuy nhiên, khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giao đất, giao rừng gắn với cấp GCNQSD đất lâm nghiệp ở Quế Phong, là do nhiều bản, làng có diện tích lâm nghiệp ít nhưng nhu cầu của người dân nhiều nên khó khăn trong việc phân chia cho các hộ gia đình; chưa kể, diện tích lâm nghiệp có thể giao cho các hộ lại xa khu dân cư, giao thông đi lại khó khăn.

 Đối với công tác giao rừng trên đất đã cấp GCNQSD đất, có nhiều hộ trong cùng một chủ sử dụng (một hộ đại diện cho nhiều hộ gia đình không đứng tên). Điều đáng nói là, diện tích đất đã cấp trước đây trên hồ sơ, sai lệch so với tình hình quản lý sử dụng với thực địa đang quản lý, bảo vệ.

Tại hai huyện Tương Dương, việc giao đất, giao rừng cũng đang được triển khai gấp rút để người dân sớm có đất, có rừng. Đến nay, công tác giao rừng trên địa bàn đã triển khai xong xã Tam Đình; và cơ bản xong ở xã Hữu Khuông. Hiện nay, đang tiến hành giao ở hai xã Nga My và Thị trấn Thạch giám, nhưng cũng gặp những khó khăn tương tự, là việc sai lệch giữa bản đồ với thực địa phải mất nhiều thời gian do diện tích sai lệch. 

Huyện Kỳ Sơn cũng đang triển khai giao rừng gắn với giao đất tại 7 xã gồm: Mường Típ, Nậm Càn, Na Loi, Phà Đánh, Hữu Lập, Bắc Lý, Mỹ Lý. Về cơ bản đã thực hiện xong công tác ngoài thực địa ở 6 xã.  Riêng xã Mường Típ vẫn còn dang dở. Nguyên nhân, một bộ phận người dân còn tư tưởng sợ gắn tránh nhiệm khi làm mất rừng, nhiều bản phải họp tuyên truyền nhiều lần để giao cho đối tượng hộ gia đình. 

Ngoài ra, địa hình giao đất giao rừng khá phức tạp đi lại khó khăn, vùng dự kiến được giao nằm ở vị trí lưng chừng cơ giới, các loại đất khác quy hoạch xen kẽ nên rất khó khăn trong việc phân chia lô và đi giao hiện trường.

Giao đất, giao rừng gắn với cấp GCNQSD đất lâm nghiệp ở Nghệ An gặp nhiều vướng mắc
Giao đất, giao rừng gắn với cấp GCNQSD đất lâm nghiệp ở Nghệ An đang gặp nhiều vướng mắc

Theo kế hoạch, hết năm 2023, tỉnh Nghệ An phải hoàn thành việc rà soát, giao đất, giao rừng, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp năm 2023 theo Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 10/3/02023 của UBND tỉnh Nghệ An. Kế hoạch đợt 1 năm 2023  thực hiện tại 5 huyện, với tổng diện tích dự kiến là 25.093,279ha.

Ngoài những khó khăn trong việc giao đất, giao rừng gắn với cấp GCNQSD đất, thì người dân sẽ phát huy sử dụng quỹ đất, diện tích đất và rừng được giao như thế nào sau khi được giao vào phát triển kinh tế, ổn định định cuộc sống... cũng là vấn đề cần trăn trở. Nhà nước giao, người dân nhận nhưng không phát huy hiệu quả, hoặc hiệu quả chưa tương xứng thì đói nghèo, lạc hậu vẫn hiện hữu; sinh kế người dân vẫn thiếu… 

Trên thực tế cuộc sống, nhiều người dân được giao đất, giao rừng gắn với cấp GCNQSD đất cũng đã phát huy hiệu quả, xây dựng được các mô hinh sinh kế từ rừng, tăng thu nhập. Vì thế, sau khi địa phương hoàn thành xong thủ tục giao đất, giao rừng gắn với cấp GCNQSD đất cho người dân, thì cũng cần tăng cường bám nắm cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế, sớm có những điều chỉnh, có giải pháp để tránh tình trạng đất, rừng đã giao, người dân nhận xong… thì bỏ đó.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 24 phút trước
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 30 phút trước
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

Xã hội - T.Hợp - 8 giờ trước
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn 2268 về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Theo đó, TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4 thay vì bắn pháo hoa tại 16 điểm như thông tin trước đó.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 9 giờ trước
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 11 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.