Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Như Tâm - Khánh Chi - 3 giờ trước

Giang Thành là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 21%. Những năm qua, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành công nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những bước tiến này, đã giúp đồng bào Khmer có điều kiện sống tốt hơn và một tương lai bền vững.

Đồn biên phòng Cửa khẩu Giang Thành vận động mạnh thường quân khám và cấp thuốc miễn phí cho hộ đồng bào Khmer khó khăn khu vực biên giới
Đồn biên phòng Cửa khẩu Giang Thành vận động mạnh thường quân khám và cấp thuốc miễn phí cho hộ đồng bào Khmer khó khăn khu vực biên giới

Chuyển mình mạnh mẽ

Trong giai đoạn 2019-2024, từ nguồn vốn các chương trình, dự án, huyện Giang Thành đã huy động hơn 473 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi và cấp điện cho các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Chỉ tính riêng Chương trình MTQG 1719, huyện Giang Thành được giao thực hiện 9 dự án, với tổng kế hoạch vốn phân bổ từ năm 2022 đến 2024 là trên 22 tỷ đồng. Nhờ đó, đến nay, hơn 98% hộ đồng bào DTTS đã tiếp cận điện lưới quốc gia, hệ thống giao thông liên xã và liên ấp được bê tông hóa, giúp cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt của người dân. Các tuyến đường mới không chỉ giúp bà con di chuyển thuận tiện, mà còn tạo điều kiện trong việc vận chuyển nông sản, phát triển kinh tế.

Song song với đầu tư hạ tầng, các nội dung dự án thành phần của Chương trình MTQG,  cũng tập trung vào các hoạt động giảm nghèo thiết thực. Trong 5 năm qua, Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ trực tiếp 60 hộ dân tộc Khmer chuyển đổi ngành nghề, cung cấp nước sinh hoạt cho 102 hộ, và xây dựng nhà ở cho 34 hộ, với kinh phí gần 2,5 tỷ đồng. Các chính sách tín dụng, đào tạo nghề và hỗ trợ học tập cũng được triển khai, giúp nâng cao trình độ và kỹ năng của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo Khmer giảm đáng kể từ 310 hộ năm 2019 xuống còn 51 hộ vào năm 2023, qua đó khẳng định hiệu quả của các chính sách giảm nghèo bền vững.

Huyện Giang Thành cũng chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và y tế cho đồng bào Khmer. Hệ thống trường lớp được xây mới và trang bị đầy đủ, giúp nâng cao tỉ lệ trẻ em Khmer độ tuổi từ 6-14 đến trường lên 98,27% trong năm học 2023-2024. 100% trạm y tế xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia, hơn 5.800 lượt người dân Khmer được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Các chính sách này, đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, y tế cho đồng bào DTTS.

Huyện cũng tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Các cơ sở chế biến, dịch vụ được kêu gọi đầu tư tại các vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào DTTS đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và mở ra cơ hội phát triển kinh tế mới cho người dân, nhất là đồng bào Khmer.

Hiện trên địa bàn huyện đang có 70 cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp,với giá trị sản xuất hàng năm đạt trên 30 tỉ đồng. Trong 5 năm qua, tổng giá trị sản xuất ở khu vực có đông đồng bào DTTS nói riêng và toàn huyện nói chung, tăng bình quân hàng năm 7-9%. Qua đó, huyện Giang Thành đã hình thành nên một nền tảng vững chắc cho công cuộc giảm nghèo bền vững, khẳng định sự đúng đắn và hiệu quả của Chương trình MTQG 1719 trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Nguyễn Thanh Hà,  Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Giang Thành, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện và sự phát triển của đồng bào DTTS, khẳng định đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào là đúng đắn, sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tuyên truyền vận động của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân, trong đó có đồng bào DTTS. Đồng thời, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn-xã hội, thực hiện tốt mối quan hệ đoàn kết giữa chính quyền và Nhân dân 2 bên biên giới, góp phần bảo vệ biên giới hòa bình hữu nghị Việt Nam, Campuchia.

Nhiều tập thề và cá nhân được khen thưởng nhân dịp Đại hội Các DTTS huyện Giang Thành lần thứ IV, năm 2024
Nhiều tập thề và cá nhân được khen thưởng nhân dịp Đại hội Các DTTS huyện Giang Thành lần thứ IV, năm 2024

Hướng đến tương lai bền vững

Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho đồng bào dân tộc Khmer, huyện Giang Thành đặt mục tiêu đến năm 2029, tổng giá trị sản xuất hàng năm tăng từ 8%, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 4% mỗi năm. Song song đó, huyện đặt mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng để 100% đường trục liên xã và hơn 80% đường trục liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; trên 95% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh và hơn 99% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. Bên cạnh đó, huyện cũng phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 68%, nâng cao năng lực sản xuất cho người DTTS, đặc biệt là đồng bào Khmer.

 "Để đạt được những mục tiêu này, huyện sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhỏ. Việc hỗ trợ bà con Khmer phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mở rộng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, sẽ được huyện chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản. Cùng với đó, huyện sẽ khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ tại các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, giúp tạo việc làm và thu nhập ổn định cho bà con", ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Giang Thành khẳng định.

Cũng theo ông Hà, về cơ sở hạ tầng, huyện sẽ tiếp tục đầu tư các dự án cầu đường, điện và nước sinh hoạt cho các khu vực khó khăn. Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh cải thiện các dịch vụ viễn thông, Internet để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu học tập, thông tin của người dân tộc thiểu số. Huyện cũng đã xác định, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực sẽ tiếp tục là một trọng tâm phát triển của huyện Giang Thành. Các chương trình đào tạo nghề và giáo dục sẽ tập trung vào phát triển kỹ năng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và các ngành nghề dịch vụ phù hợp, giúp người dân nâng cao trình độ và năng lực lao động. 

Là huyện biên giới giáp ranh nước bạn Campuchia, việc hỗ trợ chăm lo cho đồng bào vùng biên một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Đồn Biên phòng Giang Thành
Là huyện biên giới giáp ranh nước bạn Campuchia, việc hỗ trợ chăm lo cho đồng bào vùng biên một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Đồn Biên phòng Giang Thành

Bên cạnh đó, huyện Giang Thành cũng sẽ đầu tư bảo tồn văn hóa Khmer qua các hoạt động lễ hội truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sẽ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo điểm nhấn cho du lịch văn hóa, từ đó góp phần phát triển kinh tế và mang lại lợi ích cho người dân trong vùng.

Đặc biệt, để đảm bảo phát triển bền vững và ổn định, huyện sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, chú trọng vào vai trò của các cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đồng thời, huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục an ninh quốc phòng, xây dựng tinh thần đoàn kết, củng cố niềm tin của người dân vào chính quyền địa phương.

Có thể thấy những thành tựu đạt được nhờ sự trợ lực từ Chương trình MTQG 1719 đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào Khmer tại huyện Giang Thành. 

Với các mục tiêu và giải pháp đến năm 2029, huyện sẽ tiếp tục phát triển bền vững, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Đây sẽ là nền tảng để đồng bào Khmer tại Giang Thành vươn lên phát triển và góp phần vào sự thịnh vượng chung của toàn huyện.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483 ha rừng

Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483 ha rừng

Tin tức - P.V - 2 giờ trước
Theo số liệu thống kê báo cáo 9 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 1.483,23 ha rừng, tăng 1.236,07 ha so với cùng kỳ năm 2023 (tăng gấp 6 lần).
Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Chương trình 1719 - Khánh Thi - 2 giờ trước
Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Khánh Chi - 3 giờ trước
Giang Thành là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 21%. Những năm qua, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành công nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những bước tiến này, đã giúp đồng bào Khmer có điều kiện sống tốt hơn và một tương lai bền vững.
Phụ nữ Chăm phát huy vai trò “mẫu hệ”

Phụ nữ Chăm phát huy vai trò “mẫu hệ”

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung đông nhất trong cả nước với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Từ xa xưa, người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình, dòng tộc, thôn xóm. Trong xã hội hiện đại hôm nay, vai trò “mẫu hệ” của phụ nữ Chăm vẫn phát huy hiệu quả tích cực trong gia đình và ngoài xã hội.
"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"​. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Sóc Trăng: Ông Lâm Hoàng Mẫu được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Sóc Trăng: Ông Lâm Hoàng Mẫu được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Tin tức - Như Tâm - Minh Ngân - 5 giờ trước
Sáng 30/10, tại trụ sở Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Tham dự buổi lễ có các ông: Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Phước Vĩnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ; Võ Hoàng Thơ - Phó Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy.
Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Gương sáng - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Ở vùng Đông Trường Sơn tỉnh Gia Lai, lò rèn của già làng Hmêh, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang bao năm qua vẫn đỏ lửa. Từ chiếc lò rèn thô sơ, bao gồm lò thổi đắp bằng đất sét, quay tay, đe, búa, kẹp, than củi, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn nông cụ cho đồng bào Ba Na lên rẫy, đào đất, làm nương...
Báo động tình trạng ngộ độc khi ăn thịt cóc

Báo động tình trạng ngộ độc khi ăn thịt cóc

Sức khỏe - Minh Thu - 6 giờ trước
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, địa phương đã ghi nhận 6 trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc có nọc độc. Đã có một người tử vong do ăn thịt cóc.
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt: Yêu quê hương qua những bài ca cổ

Soạn giả Nguyễn Văn Bớt: Yêu quê hương qua những bài ca cổ

Sắc màu 54 - Lê Thanh Tùng - 6 giờ trước
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt sinh năm 1969, quê gốc tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, hiện sinh sống, làm việc tại TP. Cần Thơ. Tuổi thơ gắn bó với miền đất bưng biền ven bờ sông Vàm Cỏ Đông tím sắc bông lục bình đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé tình yêu vọng cổ, cải lương sâu sắc. Để rồi sau này khi trưởng thành, thành danh, soạn giả Nguyễn Văn Bớt đã có một gia tài với hơn một trăm bài ca vọng cổ và hai kịch bản sân khấu cải lương có giá trị.