Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cộng đồng các DTTS tỉnh Kiên Giang đoàn kết, quyết tâm hội nhập và phát triển

Tào Đạt - Như Tâm - 4 giờ trước

Với chủ đề “Cộng đồng các DTTS tỉnh Kiên Giang đoàn kết, quyết tâm đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số góp phần phát huy lợi thế, tiềm năng để hội nhập và phát triển”, sáng 30/10, tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu tại Đại hội.

Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội

Đại hội có sự tham dự của: Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang; ông Lê Thanh Việt - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang; ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội; ông Danh Phúc - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đại Hội; đại biểu đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn; đại diện Ban Dân tộc các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, An Giang…

Tham dự Đại hội còn có Hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang; Hòa thượng Danh Lân - Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang và các vị chức sắc, tín đồ tôn giáo.

Đặc biệt, là sự góp mặt của 250 đại biểu chính thức là các cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, đại diện cho 261.134 đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang có nhiều đóng góp đối với công tác dân tộc, chính sách dân tộc và xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các em học sinh tặng hoa đoàn Chủ tịch
Các em học sinh tặng hoa Đoàn Chủ tịch

Báo cáo chính trị tại Đại hội cho thấy, sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ III, năm 2019, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trong tỉnh không ngừng được nâng cao.

Các chương trình, chính sách dân tộc và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai thực hiện nghiêm túc; nguồn lực đầu tư hỗ trợ của các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.

Kết quả đạt được từ triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc và đặc biệt là 3 Chương trình MTQG cho thấy, đời sống của đồng bào được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, từ 4,70% (năm 2019) giảm còn 2,40%. Hiện nay có 100% số xã vùng DTTS có đường ô tô đến trung tâm; trên 90% ấp đặc biệt khó khăn có đường giao thông; 100% xã đặc biệt khó khăn có điện lưới đến trung tâm, gần 99% hộ được sử dụng điện; 98,7% số xã có điểm bưu điện văn hóa; 100% xã đã phủ sóng phát thanh - truyền hình, 89,3% tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 98,6% hộ sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác; 100% xã vùng DTTS có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Chất lượng giáo dục vùng DTTS được nâng lên; quy mô trường, lớp các bậc học ở vùng đồng bào DTTS ngày càng mở rộng. Các địa phương thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được quan tâm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tham gia tích cực trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Nông Thị Hà phát biểu tại Đại hội
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu tại Đại hội

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, năm 2024 đặt mục tiêu đến năm 2029, thu nhập bình quân người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của tỉnh; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn dưới 2%. Cơ bản không còn các xã, ấp đặc biệt khó khăn; 100% xã thuộc vùng DTTS đạt chuẩn nông thôn mới...

Tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi những kinh nghiệm hay, những bài học quý, thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà bày tỏ vui mừng trước thành tựu trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh Kiên Giang. Thứ trưởng cũng khẳng định, Đại hội là một sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối Đại đoàn kết gắn bó “keo sơn” giữa các dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thay mặt lãnh đạo UBDT tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân và trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" cho 4 cá nhân
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thay mặt lãnh đạo UBDT tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân và trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" cho 4 cá nhân

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đánh giá: Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược quan trọng, với 27 thành phần dân tộc, gần 290 ngàn người DTTS sinh sống ở những nơi có vị trí quan trọng không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà cả quốc phòng - an ninh.

“Trong 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III giai đoạn 2019 - 2024, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kiên Giang đã có những chủ trương đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS, được đồng bào hưởng ứng, nỗ lực thực hiện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bộ mặt vùng DTTS có nhiều khởi sắc”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đánh giá.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Nông Thị Hà thăm quan không gian trưng bày các sản phẩm OCOP của đồng bào DTTS
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm quan không gian trưng bày các sản phẩm OCOP của đồng bào DTTS

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà cũng nêu ra một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có tỉnh Kiên Giang còn chuyển biến chậm.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Kiên Giang tiếp tục quan tâm phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, thực hiện phương châm hành động “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang phát biểu tại Đại hội
Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu tại Đại hội

Đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, với quyết tâm chính trị cao nhất, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS, thực hiện hiệu quả 3 Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là ở các xã biên giới, xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là cán bộ người DTTS tại chỗ và cán bộ DTTS rất ít người, tăng cường cán bộ có năng lực, tâm huyết đến công tác tại các địa bàn khó khăn; phát huy vai trò của Người có uy tín và mọi tầng lớp Nhân dân trong xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, biên giới; chủ động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân, gắn với thế trận lòng dân vững chắc. Chủ động giải quyết tốt mọi mâu thuẫn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn bản, buôn làng, phum sóc đoàn kết, bình yên và phát triển.

Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang trao tặng Bức trướng chúc mừng Đại hội
Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang trao tặng Bức trướng chúc mừng Đại hội

Đối với các đại biểu và đồng bào DTTS, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà mong muốn bà con ưu tiên, tạo mọi điều kiện để cho con em được đến trường, được vui chơi, được học hành. Thay đổi nếp nghĩ, cách làm, không ngừng nỗ lực vượt khó vươn lên, phấn đấu làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương mình. Tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, không tin, theo, không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo làm phương hại đến Tổ quốc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc (về tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ, dân nhạc...), đồng thời cần kiên quyết bài trừ các hủ tục, mê tín, dị đoan…

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao bằng khen cho các tập thể
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen cho các tập thể

“Với vai trò là cơ quan tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc, công tác dân tộc, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kịp thời tham mưu để có được các chủ trương, chính sách phù hợp, đáp ứng tốt hơn mong mỏi của đồng bào DTTS, để đồng bào ta có điều kiện phát triển toàn diện và có những đóng góp xứng đáng hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà nhấn mạnh.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao bằng khen cho các cá thể
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen cho các cá nhân

Phát biểu tại Đại hội, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang bày tỏ tin tưởng, 250 đại biểu tiêu biểu đại diện đồng bào DTTS trong tỉnh sẽ luôn khắc cốt, ghi tâm lời dạy của Bác Hồ; mỗi đại biểu sẽ là những tấm gương sáng để người dân, cộng đồng noi theo, là hạt nhân tích cực lan tỏa, truyền cảm hứng góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh hơn.

“Tôi tin tưởng sâu sắc rằng công tác dân tộc, chính sách dân tộc và phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các DTTS của tỉnh sẽ tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa, cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, góp phần cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, ông Mai Văn Huỳnh cho hay.

Văn nghệ chào mừng Đại hội
Văn nghệ chào mừng Đại hội

Dịp này, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thay mặt lãnh đạo UBDT tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân và trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" cho 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

UBND tỉnh Kiên Giang trao tặng Bằng khen cho 7 tập thể và 15 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc thời gian qua. Tỉnh Ủy Kiên Giang cũng trao tặng Bức trướng chúc mừng Đại hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483 ha rừng

Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483 ha rừng

Tin tức - P.V - 2 giờ trước
Theo số liệu thống kê báo cáo 9 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 1.483,23 ha rừng, tăng 1.236,07 ha so với cùng kỳ năm 2023 (tăng gấp 6 lần).
Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Chương trình 1719 - Khánh Thi - 2 giờ trước
Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Khánh Chi - 3 giờ trước
Giang Thành là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 21%. Những năm qua, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành công nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những bước tiến này, đã giúp đồng bào Khmer có điều kiện sống tốt hơn và một tương lai bền vững.
Phụ nữ Chăm phát huy vai trò “mẫu hệ”

Phụ nữ Chăm phát huy vai trò “mẫu hệ”

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung đông nhất trong cả nước với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Từ xa xưa, người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình, dòng tộc, thôn xóm. Trong xã hội hiện đại hôm nay, vai trò “mẫu hệ” của phụ nữ Chăm vẫn phát huy hiệu quả tích cực trong gia đình và ngoài xã hội.
"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"​. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Sóc Trăng: Ông Lâm Hoàng Mẫu được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Sóc Trăng: Ông Lâm Hoàng Mẫu được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Tin tức - Như Tâm - Minh Ngân - 5 giờ trước
Sáng 30/10, tại trụ sở Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Tham dự buổi lễ có các ông: Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Phước Vĩnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ; Võ Hoàng Thơ - Phó Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy.
Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Gương sáng - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Ở vùng Đông Trường Sơn tỉnh Gia Lai, lò rèn của già làng Hmêh, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang bao năm qua vẫn đỏ lửa. Từ chiếc lò rèn thô sơ, bao gồm lò thổi đắp bằng đất sét, quay tay, đe, búa, kẹp, than củi, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn nông cụ cho đồng bào Ba Na lên rẫy, đào đất, làm nương...
Báo động tình trạng ngộ độc khi ăn thịt cóc

Báo động tình trạng ngộ độc khi ăn thịt cóc

Sức khỏe - Minh Thu - 6 giờ trước
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, địa phương đã ghi nhận 6 trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc có nọc độc. Đã có một người tử vong do ăn thịt cóc.
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt: Yêu quê hương qua những bài ca cổ

Soạn giả Nguyễn Văn Bớt: Yêu quê hương qua những bài ca cổ

Sắc màu 54 - Lê Thanh Tùng - 6 giờ trước
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt sinh năm 1969, quê gốc tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, hiện sinh sống, làm việc tại TP. Cần Thơ. Tuổi thơ gắn bó với miền đất bưng biền ven bờ sông Vàm Cỏ Đông tím sắc bông lục bình đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé tình yêu vọng cổ, cải lương sâu sắc. Để rồi sau này khi trưởng thành, thành danh, soạn giả Nguyễn Văn Bớt đã có một gia tài với hơn một trăm bài ca vọng cổ và hai kịch bản sân khấu cải lương có giá trị.