Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Ngọc Thu - 11:10, 30/10/2024

Ở vùng Đông Trường Sơn tỉnh Gia Lai, lò rèn của già làng Hmêh, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang bao năm qua vẫn đỏ lửa. Từ chiếc lò rèn thô sơ, bao gồm lò thổi đắp bằng đất sét, quay tay, đe, búa, kẹp, than củi, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn nông cụ cho đồng bào Ba Na lên rẫy, đào đất, làm nương...

Từ chiếc lò rèn hết sức thô sơ, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn công cụ lao động có độ sắc, bền cao
Từ chiếc lò rèn hết sức thô sơ, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn công cụ lao động có độ sắc, bền cao

Từ xa xưa, người Ba Na thường chọn địa hình vùng cao, bám rừng, bám núi, con suối để lập làng sinh sống. Ngôi làng thường cách xa trung tâm xã nên cuộc sống của họ theo hướng tự cung tự cấp. Cũng bởi vậy, mà người Ba Na cái gì cũng biết, việc gì cũng giỏi. Từ dệt trang phục để mặc đến tự rèn con dao, cái rựa để lên nương, làm rẫy.

Đi qua gần 80 mùa rẫy, công việc mỗi ngày của già Hmêh vẫn đều đặn bắt đầu từ việc nhóm than đốt lò và cho ra những con dao sắc, bền. Trong căn nhà đơn sơ, già Hmêh vừa chậm rãi chuẩn bị các công đoạn để rèn, vừa kể: Mình tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1966. Sau một lần bị thương vì bom, mình được đơn vị đưa về Huyện đội Kbang sung vào đội quân thợ rèn của đơn vị, làm dao, rựa, cuốc, xẻng phục vụ sản xuất, thỉnh thoảng tham gia vận tải lương thực. 

Trong tổ có bộ đội người Kinh, người Ba Na, đều là những thợ rèn giỏi. Nhờ vậy mà mình học được rất nhiều thứ. Bà con Ba Na trong vùng cũng mang sắt tới nhờ rèn cái rìu, cái rựa hoặc sửa chữa dụng cụ lao động bị hư hỏng, sứt mẻ. Mình làm giúp nhưng bà con thường cho lại một vài lon gạo.

Những con dao, cái rựa sắc bén là vật bất ly thân đối với người Ba Na khi đi rẫy, lên rừng
Những con dao, cái rựa sắc bén là vật bất ly thân đối với người Ba Na khi đi rẫy, lên rừng

Đối với người Ba Na, thời kỳ chiến tranh, việc đi lại khó khăn, dụng cụ sản xuất cũng khan hiếm. Khi đàn ông đi rừng, đi rẫy thì không thể thiếu cái xà gạc, con dao, cái rựa, xem như vật bất ly thân và họ rất quý chúng.

Đặc biệt, trước khi bước vào mùa phát rẫy làm nương, dân làng Stơr và các làng Ba Na quanh vùng thường thu gom nông cụ gùi ra các lò rèn sửa chữa hoặc làm mới. Vào lễ hội thì cùng nhau đi rừng chặt cây, đẽo tượng mồ, con dao, cái rìu, cái rựa phải thật bén sắc. 

Để làm ra một sản phẩm đạt chuẩn về độ sắc bền, người thợ rèn phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cắt sắt tạo hình, nung, đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập cho tới khi định hình được sản phẩm thì mài cho sắc, làm tay cầm. 

Những công đoạn ấy đều cần phải tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe, có cảm nhận thật tinh anh từ đôi mắt, sự nhạy bén của đôi tay. Vì vậy, để có một con dao, cái rựa tốt thì phải có kỹ thuật điêu luyện được đúc kết qua nhiều năm của người thợ rèn, chứ không có một công thức chung nào cả.

Lò rèn truyền thống của già Hmêh vẫn đỏ lửa để phục vụ nhu cầu bà con trong làng
Lò rèn truyền thống của già Hmêh vẫn đỏ lửa để phục vụ nhu cầu bà con trong làng

Già Hmêh kể lại: “Hồi đó, bà con phải đi bộ ra An Khê (trung tâm của huyện Kbang lúc bấy giờ) tìm lò rèn, có khi phải nắm cơm mang theo, đi 2 ngày mới về. Thấy vất vả quá nên mình kiếm đồ nghề, về đắp cái lò rèn bằng đất sét để phục vụ gia đình và giúp bà con. Đó là kiểu lò rèn truyền thống, quay tay tạo nhiệt nên mỗi khi rèn phải có 2 người mới làm được. Muốn chuẩn, muốn đẹp thì mắt phải nhìn kỹ vào con dao. Mắt không nhìn chuẩn thì đánh chỗ dày chỗ mỏng khiến con dao, cái rựa không sắc, không bền”.

Cũng từ chiếc lò rèn hết sức thô sơ gồm lò thổi đắp bằng đất sét, quay tay, đe, búa, kẹp, than củi, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn công cụ lao động phục vụ người dân trong vùng.

Người đàn ông đã gần 80 mùa rẫy nhưng những nhát búa vẫn luôn dứt khoát trên đe
Người đàn ông đã gần 80 mùa rẫy nhưng những nhát búa vẫn luôn dứt khoát trên đe

Anh Đinh Mỡi (con trai già Hmêh) chia sẻ: Người ta mang sắt tới cho bố rèn con dao, cái rựa, tiền công cũng chỉ 5 - 10 ngàn đồng. Không có tiền thì trả bằng gạo. Vậy nhưng, kết thúc mùa rèn chừng 1 tháng, bố để dành được cả triệu đồng. Thời điểm đó, đây là số tiền rất lớn để bố nuôi chúng tôi ăn học. Có những ngày bố làm đến đêm khuya vẫn chưa đi nghỉ, cẩn thận, miệt mài, rèn ra những cái rìu, cái rựa sáng bóng, sắc bén.

"Ngày nay, công cụ lao động bán phổ biến nên người dân mua về dùng, vừa rẻ vừa nhanh. Thế nhưng, nhiều người vẫn mang đồ mới mua tới nhờ bố tôi làm thêm cho sắc hay sửa lại theo ý thích”, anh Đinh Mỡi chia sẻ thêm.

Lò rèn của già Hmêh vẫn đỏ lửa là vì vậy. Năm nay, già Hmêh đã gần 80 mùa rẫy, đã yếu đi nhiều nhưng những nhát búa vẫn luôn dứt khoát trên đe. Theo già Hmêh, mỗi dân tộc có cách sử dụng công cụ lao động riêng. Tập quán sản xuất, sinh hoạt của người Ba Na gắn liền với những công cụ sản xuất đặc trưng, mà đồ bán sẵn không dễ đáp ứng, đặc biệt là độ sắc bền của dao, vì vậy già vẫn cố gắng giữ nghề...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 3 giờ trước
Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 3 giờ trước
Những năm qua, phong trào xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Từ phong trào này, đã có hàng trăm ngôi nhà được xây dựng, giúp không ít người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có nơi ở ổn định, yên tâm để tập trung làm việc, góp phần đổi thay cuộc sống.
Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Media - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai tỏ ra bức xúc. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không đồng thuận trong việc chọn nhà cung cấp thực phẩm của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức bữa ăn bán trú bị gián đoạn, nên nhiều phụ huynh có con học tại trường đã cho trẻ nghỉ học.
Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Du lịch - Hà Hữu Nết - 3 giờ trước
Mùa mưa, cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Truyện kể ngày xưa, cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên cỏ hồng như lời xin lỗi khôn nguôi.
Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 3 giờ trước
Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Công tác Dân tộc - Lâm Tấn Bình - 3 giờ trước
Thời gian qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Phóng sự - Tào Đạt - 3 giờ trước
Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.