Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Tào Đạt - Minh Triết - 10:16, 31/10/2024

Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt.

Phong trào xây dựng giao thông nông thôn Nhà nước và Nhân dân cùng làm đang phát huy mạnh mẻ tại huyện Giồng Riêng
Phong trào xây dựng giao thông nông thôn, với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm" đang phát huy lan tỏa tại các phum, sóc huyện Giồng Riêng

Phum, sóc đổi thay

Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có 18 xã, 1 thị trấn, 128 ấp, khu phố; dân số có 54.403 hộ, với 224.683 khẩu; đồng bào các DTTS có 10.406 hộ, chiếm tỷ lệ 19,12% so với tổng dân số của huyện, trong đó dân tộc Khmer chiếm gần 18%. Huyện có 1 ấp thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ấp Giồng Đá, xã Bàn Thạch) và 8 xã thuộc vùng DTTS theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Toàn huyện có 14 chùa Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước cấp huyện.

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai đầu tư, xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế cho nhiều hộ dân. Nhờ vậy bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng thay đổi rõ rệt. Đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện cũng ngày càng ấm no. 

Cụ thể, từ năm 2022 – 2024 thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Giồng Riềng được phân bổ 40.875 triệu đồng. Theo đó, huyện đã đầu tư xây dựng 6 công trình đường giao thông nông thôn, với kinh phí 3.115,4 triệu đồng, sửa chữa 2 tuyến đường tổng kinh phí 76,9 triệu đồng. 

Đến nay, đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã đến huyện tại Giồng Riềng đã được nhựa hóa đạt 100%, đường giao thông từ ấp đến trung tâm xã được bê tông đạt 100%, góp phần trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc của đồng bào được bảo tồn và phát huy, công tác giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm, công tác giảm ghèo được quan tâm hỗ trợ, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm sâu, thu nhập bình quân đầu người nâng lên so với trước, đời sống đồng bào dân tộc vùng DTTS ngày được ổn định và phát triển rõ rệt. 

Năm 2020, toàn huyện có 1.938 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,65% so với tổng dân số của huyện), đến cuối năm 2023 giảm còn 670 hộ (1,23%). Trong đó, 244 hộ nghèo DTTS, chiếm 2,34% so tổng số hộ DTTS (giảm 206 hộ so năm 2020).

Ông Danh Hinh là Người có uy tín ấp Danh Thợi, xã Vĩnh Phú phấn khởi chia sẻ, bà con trong ấp chủ yếu làm nông nghiệp, nên đường nông thôn tốt đã giúp chúng tôi vận chuyển hàng hoá ra chợ huyện rất nhanh. Có đường giao thông tốt con cháu trong xóm cũng ít bỏ học. Với vai trò của mình, tôi luôn vận động bà con thực hiện tốt các phong trào thi đua, cũng như chung sức đồng lòng cùng Nhà nước thực hiện tốt Chương trình MTQG 1719 để phum sóc ngày càng khang trang, khởi sắc hơn.

Đội ghe Ngo của huyện Giồng Riềng tham gia điều đáng các giải đua do tỉnh tổ chức
Đội ghe ngo của huyện Giồng Riềng tham gia các giải đua do tỉnh tổ chức

Phát huy hiệu quả Dự án 6

Cùng với phát triển kinh tế, việc giữ gìn, phát huy bản sắc các dân tộc cũng được cấp ủy, chính quyền huyện Giồng Riềng đặc biệt quan tâm. Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Giồng Riềng đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cải tạo công trình Nhà Văn hoá - Thông tin ấp, với tổng kinh phí là 1 tỷ 393,4 triệu đồng.

Đồng thời, hỗ trợ 20 bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc cho các xã Vĩnh Thạnh, Bàn Tân Định, Ngọc Chúc, Ngọc Hòa, Bàn Thạch, với kinh phí 133,8 triệu đồng; hỗ trợ dàn nhạc ngũ âm cho xã Bàn Tân Định, với kinh phí 69,7 triệu đồng; hỗ trợ sửa chữa ghe ngo, với kinh phí 150 triệu đồng (chùa Nha si Mới, xã Vĩnh Thạnh).

Huyện Giồng Riềng hiện có 10 ghe ngo (trong đó có 4 ghe ngo còn sử dụng), lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các Chùa đóng ghe ngo, với tổng số tiền trên 300 triệu đồng. Việc tạo điều kiện các môn thể thao truyền thống trong đồng bào DTTS cũng đựơc các cấp, các ngành chú trọng phát huy, phục vụ tốt các ngày lễ hội. Hằng năm, đội đua ghe đều tham gia giải nhân Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang do tỉnh tổ chức.

Qua các phong trào thi đua, tại Đại hội các DTTS huyện Giồng Riềng đã có nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng
Qua các phong trào thi đua, tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng đã có nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng

Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng cho biết, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã bám sát vào nội dung hướng dẫn của cấp trên, đồng thời UBND huyện đã giao, phân cấp từng dự án chủ quản cho các ngành và các xã thuộc Chương trình; kịp thời rà soát các đối tượng thụ hưởng và phê duyệt danh sách thụ hưởng theo đúng định mức của từng dự án đã được cấp trên phân bổ. 

Các dự án, chương trình thực hiện cũng đã sớm phát huy hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS được tăng cường, hệ thống giao thông kết nối các vùng, các công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế... được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của đồng bào, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS.

Song song đó, trong những ngày Lễ, Tết Cổ truyền của đồng bào Khmer, lãnh đạo huyện luôn quan tâm tạo điều kiện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên tinh thần vui tươi, an toàn, tiết kiệm. 

Đồng thời, thành lập các đoàn đến thăm viếng, tặng quà các chùa, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện, các gia đình chính sách, các vị chức sắc, cán bộ hưu trí, Người có uy tín đồng bào DTTS. Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 2 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 2 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 2 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 3 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo...Tỉnh phấn đấu đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.