Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phấn đấu giai đoạn 2024 - 2029 thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS đạt 62 triệu đồng/người/năm

Như Tâm - 15:15, 24/06/2024

Sáng 24/6, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024.

Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) lần thứ IV dâng hương Anh hùng LLVTND Mai Thị Nương (ảnh Hồng Hạnh)
Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) lần thứ IV dâng hương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Tham dự Đại hội có: Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV; ông Châu Minh Chiến - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; ông Cao Quốc Điện - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và bà Triệu Thị Huyền Trân - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng lần thứ IV - năm 2024. Cùng đại diện lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện. Đặc biệt, sự có mặt 120 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 40.000 đồng bào các DTTS đang sinh sống trên địa bàn huyện về dự Đại hội.

Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có 18 xã, 1 thị trấn, 128 ấp, khu phố; dân số có 54.403 hộ, với 224.683 khẩu; đồng bào các DTTS có 10.406 hộ, chiếm tỷ lệ 19,12% so với tổng dân số của huyện (dân tộc Khmer chiếm gần 18%); toàn huyện có 14 chùa Nam tông Khmer. Huyện có 1 ấp thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (ấp Giồng Đá, xã Bàn Thạch) và 8 xã thuộc vùng DTTS theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (giảm 6 ấp và 12 xã thuộc vùng kinh tế khó khăn so năm 2019).

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ III giai đoạn 2019 - 2024, huyện luôn quan tâm đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc vươn lên, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đến nay hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm còn 2,34% (so với tổng số hộ DTTS), giảm 4,46% so năm 2019. 

Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng lần thứ IV, năm 2024
Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng lần thứ IV, năm 2024

Các phong trào thi đua, các cuộc vận động được đồng bào hưởng và tham gia tích cực, trong đó nổi bật là phong trào xây dựng nông thôn mới và nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Từ những nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, trong đó có đồng bào các DTTS, huyện đã được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020. Đến nay, có 2 xã vùng DTTS đạt NTM nâng cao (Thạnh Hưng, Long Thạnh), phấn đấu đến cuối năm 2024 có thêm xã Hòa Lợi đạt NTM nâng cao, xã Thạnh Phước đạt NTM kiểu mẫu.

Các đại biểu tìm hiểu và tham quan sản phẩm OCOP của tổ hợp tác trồng ngó riềng của xã Bàn Thạch
Các đại biểu tìm hiểu và tham quan sản phẩm OCOP của tổ hợp tác trồng ngó riềng của xã Bàn Thạch

Bên cạnh đó, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và chính sách đối với Người có uy tín. Hiện toàn huyện có 32 Người có uy tín được bầu chọn ở 32 ấp, thuộc địa bàn 11 xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh được phát động rộng rãi đến hộ gia đình, khu dân cư tập trung đồng bào DTTS. Hằng năm có trên 89% hộ đồng bào DTTS được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”. 

Các cháu thiếu nhi huyện Giồng Riềng tặng hoa Đoàn Chủ tịch Đại hội
Các cháu thiếu nhi huyện Giồng Riềng tặng hoa Đoàn Chủ tịch Đại hội

Đặc biệt, thông qua việc triển khai thực hiện kịp thời các dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, rút ngắn khoản cách thay đổi diện mạo vùng nông thôn, đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa đạt 100%, đường giao thông từ ấp đến trung tâm xã được bê tông đạt 100%, góp phần trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc của đồng bào được bảo tồn và phát huy, công tác giáo dục- đào tạo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm hỗ trợ... và đạt nhiều kết quả tích cực.

Ông Danh Phúc - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo Đại hội
Ông Danh Phúc - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, khẳng định: Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, Đảng bộ, chính quyền huyện Giồng Riềng đã có những chủ trương đúng đắn về phát triển KT-XH đối với vùng đồng bào DTTS, được đồng bào các dân tộc hưởng ứng, nỗ lực thực hiện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bộ mặt vùng DTTS có nhiều khởi sắc. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện tăng bình quân 6%. Kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng lên... Khối Đại đoàn kết giữa các dân tộc không ngừng được củng cố vững chắc.

“Tự hào với những thành tựu đạt được, nhưng chúng ta cũng nhận thấy là một số xã, thị trấn, ấp, khu phố ở nơi có đông đông bào DTTS của huyện cuộc sống vẫn còn khó khăn, chưa tạo ra được những bước vững chắc phát triển toàn diện và đồng bộ bền vững; tỷ lệ hộ nghèo còn (chiếm 2,34%), cận nghèo (chiếm 5,8%) trong đồng bào DTTS, tuy có giảm nhưng vẫn còn cao so với tỷ lệ hộ nghèo, cận huyện của toàn huyện. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, khối Đại đoàn kết các dân tộc trên một số mặt kết quả còn hạn chế. Do vậy, tôi đề nghị Đại hội đánh giá sâu những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân tồn tại để từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời có kế hoạch phát triển lâu dài cho đồng bào các dân tộc của huyện Giồng Riềng trong thời gian tới...”, ông Danh Phúc đề nghị. 

Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên ra mắt Đại hội
Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên ra mắt Đại hội

Đại hội đã xem xét và đề cử 15 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội cấp tỉnh. Đồng thời, đại diện Đoàn Chủ tịch đã thông qua Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu huyện Giồng Riềng lần thứ IV năm 2024 với các chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đạt được trong giai đoạn 2024 - 2029.

Tại Đại hội, Ban Dân tộc tỉnh đã tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân và Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng tặng Giấy khen cho 10 tập thể và 20 cá nhân vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc, Đại đoàn kết dân tộc và đóng góp vào phát triển KT-XH vùng DTTS huyện Giồng Riềng, giai đoạn 2029 - 2024.

Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh cho các tập thể
Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh cho các tập thể
Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh cho các cá nhân
Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh cho các cá nhân
Ông Châu Minh Chiến, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Giồng Riềng trao Giấy khen của UBND huyện cho các tập thể
Ông Châu Minh Chiến - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Giồng Riềng trao Giấy khen của UBND huyện cho các tập thể
Ông Cao Quốc Điện, Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng trao Giấy khen của UBND huyện cho các cá nhân
Ông Cao Quốc Điện - Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng trao Giấy khen của UBND huyện cho các cá nhân
 Bà Triệu Thị Huyền Trân, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng trao Giấy khen của UBND huyện cho các cá nhân
Bà Triệu Thị Huyền Trân - Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng, trao Giấy khen của UBND huyện cho các cá nhân


Đến năm 2029, huyện Giồng Riềng phấn đấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng giá trị sản xuất của huyện bình quân hằng năm đạt 6,5%; thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS 62 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5 - 1%/năm (trừ đối tượng bảo trợ xã hội), không còn nhà ở dột nát, xiêu vẹo, trên 90% hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố. Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS hằng năm giải ngân vốn đạt 100% kế hoạch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 3 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 3 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 3 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.