Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Như Tâm - 13:10, 16/05/2024

Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang đến thăm và gặp gỡ các vị sư sãi và Người có uy tín tại Chùa Khmer Cà Nhung
Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang đến thăm và gặp gỡ các vị sư sãi và Người có uy tín tại Chùa Khmer Cà Nhung

Hiệu quả từ nguồn lực đầu tư

Là tỉnh nằm trong vùng Tây Nam bộ, Kiên Giang có hơn 200km đường biên giới trên biển và 56,8 km đường biên giới đất liền, giáp với Vương quốc Campuchia. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, môi trường sinh thái. Toàn tỉnh có 12/15 huyện, thành phố có đông đồng bào DTTS sinh sống; có 49 xã vùng DTTS; trong đó có 02 xã khu vực III, có 15 ấp đặc biệt khó khăn.

Theo ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, trên địa bàn có 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống, Đông nhất là 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Đồng bào DTTS chiếm khoảng 14,94% dân số của tỉnh, trong đó, dân tộc Khmer chiếm 13,19%, dân tộc Hoa chiếm 1,69%; các DTTS khác chiếm 0,06%.

Ông Danh Phúc cũng cho hay: tỉnh Kiên Giang luôn xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng; được triển khai một cách tích cực và toàn diện và được triển khai trên cơ sở “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.

Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, những năm qua Kiên Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS. Gần đây nhất, là Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025.Thực hiện Chương trình, tỉnh được bố trí hơn 662,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, nguồn đầu tư giải quyết được rất nhiều những khó khăn cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS như, sinh kế bền vững, các mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu, hỗ trợ nhà ở, nước sạch…

 Nhờ đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào nâng lên rõ rệt, số hộ khá, giàu, đủ ăn ngày càng tăng, số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer giảm mạnh theo từng năm.

Kết quả nổi bật từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước là, 100% số xã vùng đồng bào DTTS của tỉnh có đường đến trung tâm; trên 90% ấp đặc biệt khó khăn có đường giao thông; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, lớp mẫu giáo; 100% xã vùng DTTS có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 100% xã đã phủ sóng phát thanh và sóng truyền hình, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 89,3%, tỷ lệ hộ sử dụng điện 99,6%;...

“Đến nay, vùng DTTS của tỉnh đã có 42/49 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS của tỉnh giảm xuống còn 2,40%, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025”, ông Danh Phúc cho biết thêm.

Ông Đỗ Thanh Bình chúc tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 Hòa thượng Danh Lân - Ủy viên Trung ương Hội đồng Trị sự, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang, Phó trụ trì chùa Khlang Ong
Ông Đỗ Thanh Bình chúc tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 Hòa thượng Danh Lân - Ủy viên Trung ương Hội đồng Trị sự, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang, Phó trụ trì chùa Khlang Ong

Các giá trị văn hóa được bảo tồn phát huy

Cùng với phát triển kinh tế, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Kiên Giang quan tâm. Các lễ hội văn hóa truyền thống, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, ngày càng được bảo vệ tốt hơn và được đầu tư nhiều hơn cả về nhân lực, vật lực để giữ gìn, phát huy bản sắc truyền thống trên tiến trình hội nhập.

Các lễ hội của người Hoa như: Tết Nguyên Tiêu, lễ Cầu An... đều được chính quyền, mặt trận các cấp tạo điều kiện tổ chức trang trọng. Năm 2023, tỉnh đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho 8 Hội tương tế người Hoa trong tỉnh tổ chức thành công Đại hội.

Với đồng bào Khmer, những năm qua, các lễ hội truyền thống của đồng bào được duy trì và tổ chức tốt. Lễ hội Ók-Om-Boc của đồng bào Khmer được nâng cấp thành Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch cấp tỉnh. Dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sene Đôn ta truyền thống của đồng bào Khmer, tỉnh đều tổ chức họp mặt cho tổ chức, cá nhân tiêu biểu là đồng bào dân tộc Khmer; tổ chức đoàn đi thăm, chúc mừng và tặng quà cho các chùa hệ phật giáo Nam tông Khmer, các vị chức sắc, gia đình chính sách...

“Hiện đã có 05 chùa Khmer là di tích được đưa vào dự án bảo tồn và phát triển; tỉnh cũng đã hỗ trợ xây dựng 59 lò hỏa táng cải tiến (sử dụng củi), cơ bản đáp ứng được về phong tục tập quán của đồng bào. Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh chủ trương xây dựng 02 cơ sở hỏa táng (sử dụng điện và gas) cho đồng bào Khmer”, Trưởng ban Dân tộc Danh Phúc thông tin.

Toàn tỉnh hiện có 43 điểm trường dạy song ngữ, với 223 lớp có 5.898 học sinh là dân tộc Khmer theo học mỗi năm; có 41 chùa tổ chức dạy chữ Khmer trong dịp hè với khoản 190 lớp và gần 5.000 học sinh dân tộc Khmer theo học mỗi năm.

Hằng năm, ngân sách tỉnh đều hỗ trợ kinh phí gần 600 triệu đồng để mua sách giáo khoa song ngữ Khmer và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên, sư sãi dạy chữ Khmer trong dịp hè, góp phần bảo tồn tiếng nói chữ viết của đồng bào Khmer trong tỉnh.

Các đoàn thể, lực lượng vũ trang tổ chức nhiều đoàn đến thăm các chùa Khmer và Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhân các ngày lễ lớn của đồng bào Khmer
Các đoàn thể, lực lượng vũ trang tổ chức nhiều đoàn đến thăm các chùa Khmer và Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhân các ngày lễ lớn của đồng bào Khmer

Đảm bảo bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển

Hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ được triển khai trên mọi lĩnh vực đời sống đã tiếp tục củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại kết toàn dân tộc. Từ đó, tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội vùng DTTS cua tỉnh duy trì ổn định; đồng bào DTTS tích cực tham gia các phong trào: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...

Hoà thượng Danh Đổng, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang phấn khởi nói: Nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc rất kịp thời và thiết thực, qua đó số hộ nghèo là người dân tộc hiện nay chỉ còn rất ít; ngày càng có nhiều cán bộ, Đại biểu Quốc hội là người Khmer. Các chùa Khmer được trùng tu sửa chữa, sư sãi có trình độ trên đại học ngày càng đông. 

"Sư vui lắm, thấy vùng đồng bào dân tộc Khmer phát triển đồng đều, điều này thể hiện sự bình đẳng trong các dân tộc. Cùng với chính quyền, Sư sẽ tiếp tục cùng các vị sư cống hiến chăm lo tuyên truyền đến phật tử, góp sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền chặt”, Hoà thượng Danh Đổng nói.

Theo ông Đỗ Thanh Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer đứng thứ 3 trong khu vực Tây Nam bộ. Từ thực tiễn cho thấy, đồng bào Khmer, trân trọng giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, có tinh thần yêu nước, sống đoàn kết, gắn bó cùng các dân tộc anh em trên địa bàn, ra sức thi đua học tập, lao động, sản xuất, tích cực góp công, góp sức của mình để xây dựng quê hương, đất nước.

Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc là dịp gắn kết, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc là dịp gắn kết, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Hệ thống chính trị vùng có đông đồng bào dân tộc, vùng biên giới ngày càng vững mạnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Công tác phát triển Đảng, xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào dân tộc được chú trọng. Đội ngũ cán bộ là người dân tộc ngày càng tăng và có nhiều cán bộ dân tộc trưởng thành.

Bên cạnh đó, các vị sư, chức sắc các chùa và Người có uy tín phát huy tốt vai trò hướng dẫn đồng bào Khmer sống tốt đời, đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận, đoàn thể và quy định của địa phương.

“Những kết quả trên còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo biên giới bình an của tỉnh nhà”, ông Đỗ Thanh Bình khẳng định.

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS năm 2023 là 2.507 người; số lượng đảng viên là người DTTS năm 2023 có 4.070, chiếm tỷ lệ 6,5%, trong đó: có 277 đảng viên tham gia cấp ủy các cấp (có 01 đồng chí được bầu vào Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025); toàn tỉnh có 01 đại biểu Quốc hội, có 377 đại biểu HĐND các cấp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, tiêu biểu là các câu lạc bộ dân ca, trang phục truyền thống… Nhờ đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở và du lịch nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên: Đa dạng phương thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thái Nguyên: Đa dạng phương thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Du lịch - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, triển khai đa dạng các phương thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Lộc Ninh (Bình Phước): Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.

Kinh tế - Mai Hương - Đức Phong - 4 giờ trước
Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại vùng khó khăn được Phòng Giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lộc Ninh triển khai trong 17 năm qua trên địa bàn, mang lại cơ hội thoát nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Bạc Liêu: Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta năm 2024

Thời sự - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 27/9/2024, Đoàn công tác đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND,Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh do ông Nguyễn Bình Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà nhân lễ Sen Dolta năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và các chùa: Cù Lao; Giá Giữa; Cái Giá cũ (Chùa Chót) trên đại bàn huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông Tô Thành Phương, Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Vĩnh Lợi cùng tham gia Đoàn.
PC Kon Tum triển khai đối soát thông tin chủ thể HĐMBĐ trên hệ thống thông tin khách hàng với CSDLQGVDC

PC Kon Tum triển khai đối soát thông tin chủ thể HĐMBĐ trên hệ thống thông tin khách hàng với CSDLQGVDC

Tin tức - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Hiện nay, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đang triển khai công tác đối soát, cập nhật và chuẩn hóa thông tin chủ thể hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), nhằm đảm bảo thông tin khách hàng quản lý đúng với thực tế và CSDLQGVDC, thuận lợi trong việc tra cứu và thực hiện các giao dịch trên VNeID.
Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, tiêu biểu là các câu lạc bộ dân ca, trang phục truyền thống… Nhờ đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở và du lịch nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Thái Nguyên triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 về bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS miền núi (viết tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thái Nguyên được phân bổ tổng số vốn là là 8.744 triệu đồng. Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đồng thời tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nử và trẻ em vùng DTTS.
Phú Yên: Từ năm học 2024 - 2025 sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Phú Yên: Từ năm học 2024 - 2025 sẽ miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Năm học 2024 - 2025, Phú Yên có hơn 190.000 học sinh ra lớp. Trong đó, trẻ mầm non hơn 28.000 em, trên 76.000 học sinh tiểu học, gần 55.000 học sinh trung học cơ sở và gần 31.000 học sinh trung học phổ thông.
Phú Yên: Giao lưu văn hóa nghệ thuật đồng bào các DTTS

Phú Yên: Giao lưu văn hóa nghệ thuật đồng bào các DTTS

Sắc màu 54 - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 26/9, tại Tp. Tuy Hòa, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên đã tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật các DTTS. Chương trình là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Phú Yên lần thứ IV, năm 2024.
Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Công tác Dân tộc - Thảo Linh - 4 giờ trước
Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.
Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Minh Thu - 4 giờ trước
Đó là chủ đề của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024, được tổ chức trang trọng ngày 27/9, tại Tp. Đà Lạt. Dự và chỉ đạo Đại hội có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr; đại diện cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Ban Dân tộc các tỉnh bạn và 250 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 379.000 đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Lâm Đồng.