Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Như Tâm - 07:25, 19/03/2024

Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao cờ lưu niệm cho các đội đua ghe Ngo được tổ chức tại huyện Gò Quào. vào năm 2023
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao cờ lưu niệm cho các đội đua ghe Ngo được tổ chức tại huyện Gò Quào. vào năm 2023

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của việc tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS, thưa ông?

Ông Nguyễn Lưu Trung: Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh định kỳ 5 năm một lần. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và ghi nhận công lao đóng góp của đồng bào các DTTS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đối với tỉnh Kiên Giang, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024 là dịp để đánh giá kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu lần thứ III năm 2019; đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019 – 2024 trên địa bàn tỉnh.

Đại hội cũng là dịp để ghi nhận, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các DTTS trong sự nghiệp xây dựng, hội nhập phát triển và bảo vệ đất nước giai đoạn vừa qua; đồng thời là một trong những sự kiện tiêu biểu hướng tới chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Phóng viên: Thưa ông, nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu lần thứ III năm 2019, vùng đồng bào DTTS của tỉnh đã có bước phát triển như thế nào?

Ông Nguyễn Lưu Trung: Tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ III năm 2019, các đại biểu đã nhất trí thông qua Quyết tâm thư, đồng lòng chung sức cùng với các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2019 - 2024, nâng cao đời sống đồng bào DTTS, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc trong tỉnh. Với tinh thần đó, cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của đồng bào các dân tộc, vùng đồng bào DTTS của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc.

Một trong những chỉ tiêu được thông qua tại Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019 là đến năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS của tỉnh còn khoảng 3%. Với nguồn lực đầu tư đồng bộ, được các cấp ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hết năm 2023, toàn tỉnh còn 1.679 hộ nghèo là người DTTS, chiếm 2,40% tổng số hộ nghèo của tỉnh (năm 2019 là 4.855 hộ nghèo DTTS, chiếm 7,29%, giảm 4.89%)

Công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) được đồng bào quan tâm hưởng ứng, tích cực tham gia. Trong 49 đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng DTTS có 41 xã thực hiện chương trình NTM, đến nay có 37/41 xã vùng DTTS của tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM, 06 xã vùng DTTS được công nhận xã NTM nâng cao. Công tác bảo tồn bản sắc văn hóa các DTTS luôn được giữ gìn và phát huy; công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS tiếp tục được nâng lên; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện tốt, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội vùng DTTS được duy trì ổn định.

Lễ hội truyền thống đua nghe Ngo củađồng bào Khmer được UBND tỉnh Kiên Giang tồ chức thường niên tại huyện Gò Quao
Lễ hội truyền thống đua nghe Ngo của đồng bào Khmer được UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức thường niên tại huyện Gò Quao

Phóng viên: Theo ông, nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh trong những năm qua là gì?

Ông Nguyễn Lưu Trung: Từ năm 2021 đến nay, nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là một trong những nguồn lực chính góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, của vùng đồng bào DTTS nói riêng. Các chính sách an sinh xã hội khác cũng là nguồn lực giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS trên địa bàn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên địa bàn đặc biệt khó khăn, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg đã góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh, từ đó tạo nền tảng, động lực để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Nhận thức được ý nghĩa của Chương trình MTQG 1719 nên tỉnh đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Nhờ đó, đến hết năm 2023, có 12/21 mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Còn lại 9/21 mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu chủ yếu, tỉnh sẽ phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch của Chương trình.

Phóng viên: Sự phát triển của vùng đồng bào DTTS của tỉnh có đóng góp rất quan trọng của những “đầu tàu” trong đồng bào DTTS; nhiều người đã được biểu dương, tôn vinh tại Đại hội đại biểu lần thứ III năm 2019. Trong 5 năm qua, vai trò của lực lượng quần chúng đặc biệt này đã được phát huy như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Lưu Trung: Năm 2019, có gần 250 đại biểu ưu tú đại diện cho trên 280 nghìn đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh tham dự Đại hội đại biểu lần thứ III; trong đó có các đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS, là trưởng dòng họ, trưởng ấp, nhà sư, các chức sắc tôn giáo, người sản xuất, kinh doanh giỏi… Từ sau đại hội, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò, thể hiện tính tiên phong, nêu gương trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng trong những thành tựu về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn. Tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu về vị trí, vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Kiên Giang là tỉnh đứng thứ ba trong khu vực Tây Nam bộ có tỷ lệ đồng bào Khmer cao
Kiên Giang là tỉnh đứng thứ ba trong khu vực Tây Nam bộ có tỷ lệ đồng bào Khmer cao

Phóng viên: Những thành tựu cũng như những vấn đề đặt ra ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh sẽ được đánh giá tại Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh trong thời gian tới. Ông có thể cho biết công tác chuẩn bị tổ chức đại hội đã được tỉnh triển khai như thế nào?

Ông Nguyễn Lưu Trung: Sau khi có Công văn số 1302/UBDT-DTTS, ngày 27/7/2023 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; các cơ quan, đơn vị, địa phương chuẩn bị chu đáo nội dung và các điều kiện tổ chức đại hội.

Theo đó, việc xây dựng báo cáo chính trị của đại hội phải đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, giảm nghèo, xây dựng NTM... từ đại hội trước đến đại hội lần này và kết quả thực hiện Quyết tâm thư đại hội đại biểu các DTTS các cấp. Đồng thời, tổ chức đóng góp ý kiến dự thảo báo cáo chính trị của đại hội của cấp trên và cấp mình phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn mới.

Các báo cáo điển hình của tập thể, cá nhân tiêu biểu về các lĩnh vực phải thể hiện được kết quả công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước của địa phương... Trong đó, đề xuất về giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh giai đoạn tiếp theo.

Để chào mừng Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, các địa phương căn cứ tình hình thực tế, tổ chức các hoạt động phù hợp, bảo đảm thiết thực, trang trọng, ý nghĩa. Dự kiến, thời gian tổ chức đại hội cấp huyện hoàn thành trước ngày 30/6/2024 và tỉnh sẽ chọn huyện Quao tổ chức điểm để rút kinh nghiệm cho các đơn vị khác; cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/11/2024.

Phóng viên: Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 của tỉnh có những điểm nhấn gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Lưu Trung: Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024 có chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Với chủ đề này, việc lựa chọn đại biểu phải đảm bảo có đầy đủ đại biểu đại diện cho cộng đồng các DTTS cư trú ở địa phương nơi tổ chức Đại hội, thuộc tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, khoa học - công nghệ, thương mại, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, tôn giáo, an ninh, quốc phòng…; đảm bảo hài hòa về cơ cấu độ tuổi, quan tâm đại biểu trẻ, tỷ lệ đại biểu nữ tham dự Đại hội tối thiểu đạt 30%...; đặc biệt quan tâm đảm bảo thành phần đại biểu là người có uy tín, các vị sư trong Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Hội tương tế người Hoa, cơ sở sinh hoạt tôn giáo của người Chăm, nông dân… từ đó chia sẻ những kết quả đạt được trong thời gian qua, cũng là dịp gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các DTTS đến Đại hội, góp phần cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh chung tay xây dựng quê hương ngày càng thắm tình hữu nghị, thủy chung và bền vững.

Để lan tỏa các phong trào thi đua, thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024, hướng tới chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội. Ngay từ đầu năm 2024, Tiểu ban Tuyên truyền phuc vụ Đại hội đã được thành lập. Nội dung tuyên truyền tập trung phản ánh kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các DTTS tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019 - 2024; tuyên truyền các gương điển hình trong đồng bào DTTS của tỉnh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.