Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huyện Đức Linh (Bình Thuận): Phát triển kinh tế đi cùng bảo tồn văn hoá đồng bào DTTS

Hà Thanh Tú - 3 giờ trước

Giai đoạn 2021-2025, cùng với việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, huyện Đức Linh dồn lực triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao cả về lượng và chất.

Đồng bào DTTS huyện Đức Linh chăm sóc cây lúa nước
Đồng bào DTTS ở huyện Đức Linh chăm sóc cây lúa nước

Dồn lực phát triển sản xuất

Huyện Đức Linh (Bình Thuận) có 25 thành phần DTTS, với 1.071hộ/4.254 khẩu, chiếm 3,35% dân số toàn huyện. Đông nhất là đồng bào Chơ Ro (còn gọi là Châu Ro) với 611 hộ (2.750 khẩu), sinh sống tập trung ở 2 thôn xen ghép là thôn 4, xã Trà Tân và thôn 7 Đức Tín. Tiếp đến, đồng bào Cơ Ho với 106 hộ, 443 khẩu, sinh sống tập trung ở thôn 9, xã Mê Pu. Triển khai Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I (2021 - 2025), ngoài việc đẩy mạnh hỗ trợ cấp 117 ha đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo Nghị quyết 04 Tỉnh uỷ Bình Thuận để đồng bào có đất sản xuất, huyện Đức Linh còn kết hợp với các ngành hữu quan hỗ trợ cấp 48 con trâu chất lượng cao để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn huyện.

Thực hiện Tiểu dự án 1 “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân” thuộc Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 tại 3 xã: Trà Tân, Mê Pu và Đức Tín, huyện Đức Linh đã tranh thủ vai trò của các đoàn thể, già làng, Người có uy tín đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước để đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng cho 300 ha ruộng lúa 2 - 3 vụ/năm cùng hàng trăm ha đất rẫy; phát triển đồng cỏ để nuôi bò, dê theo hình thức trang trại, gia trại; trồng cây cao su, điều cao sản, sầu riêng… nâng cao thu nhập. Người lao động DTTS cũng được khuyến khích tìm việc làm ngay tại các công ty đóng trên địa bàn huyện, thay vì tập trung vào sản xuất nông nghiệp.

Từ những chính sách và sự hỗ trợ đắc lực cảu Chính phủ và của tỉnh, đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Đức Linh được nâng lên. Ông Thổ Đệ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn 4, xã Trà Tân, huyện Đức Linh cho biết: "Tại thôn 4, mỗi nhân khẩu dân tộc Chơ Ro có thu nhập bình quân 36 triệu đồng/năm, tăng cao hơn so với khi chưa thực hiện Chương trình MTQG 1719".

Văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát huy

Bên cạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, huyện Đức Linh còn chú trọng thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719. Cụ thể, đối với các đồng bào dân tộc Chơ Ro, địa phương tập trung bảo tồn tín ngưỡng dân gian và các giá trị văn hoá các dân tộc như Lễ cúng thần Lúa (Yangri) và Lễ cúng thần Rừng (Yangva).

Đồng bào Cơ Ho, xã Mê Pu tái hiện nghi Lễ cúng lúa mới bằng hình thức sân khấu hóa
Đồng bào Cơ Ho, xã Mê Pu tái hiện nghi Lễ cúng lúa mới bằng hình thức sân khấu hóa

Còn với đồng bào Cơ Ho, huyện Đức Linh khuyến khích, động viên đồng bào gìn giữ, bảo tồn các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa truyền thống như: lễ cúng lúa mới, một số bài hát, điệu múa bày tỏ lòng thành kính với Giàng (Trời); biểu diễn cồng chiêng, trống sagơr, kèn bầu, lục lạc... 

Bên cạnh đó, địa phương còn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các già làng, nghệ nhân truyền lại di sản văn hóa cho thế hệ sau. Hằng năm, huyện Đức Linh tổ chức “Ngày hội văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao các thôn đồng bào DTTS” trong huyện nhằm tạo sân chơi cho đồng bào giao lưu văn hóa - thể thao, giới thiệu các nét đẹp văn hóa truyền thống, qua đó nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Nói về công tác bảo tồn nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng của người Chơ Ro ở thôn 7, xã Đức Tín, Trưởng thôn Phương Thái cho biết: Thôn 7 có 315 hộ dân, 1.553 khẩu. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ mủ cao su được giá, thu nhập của người dân tăng lên, theo đó đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào cũng được nâng cao.

 Bà con Chơ Ro ở thôn 7 coi trọng việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể, trong đó có nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Cán bộ thôn phối hợp với bà con kiểm kê lại số cồng chiêng trong từng hộ và quán triệt đồng bào gìn giữ cồng chiêng như báu vật của gia đình. Thôn tập hợp một số cô, bác lớn tuổi biết biểu diễn cồng chiêng để thống nhất các bài bản, cách thức mở đầu buổi biểu diễn, bảo đảm nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng Chơ Ro không hòa lẫn với các tấu chiêng của các dân tộc: Ê Đê, Raglay, Cơ Ho...

Biểu diễn cồng chiêng Chơ Ro trước hiên nhà vợ chồng Mang Pho và Mang Thị Son.
Biểu diễn cồng chiêng Chơ Ro trước hiên nhà vợ chồng Mang Pho và Mang Thị Son.

Chị Phương Thái cho biết thêm 20 năm qua, đội cồng chiêng thôn 7 luôn được xã Đức Tín chọn làm “đại diện” để tham gia các lễ hội, hội thi cồng chiêng trên địa bàn huyện. Với người Chơ Ro, cồng chiêng là hồn cốt văn hoá dân tộc. Cồng chiêng giữ vai trò chủ đạo trong các loại nhạc cụ của đồng bào Chơ Ro. Đặc điểm của cồng chiêng Chơ Ro gồm 7 chiếc với 5 người hoà tấu (biểu diễn). Khi biểu diễn, người đánh chiêng con sẽ hướng theo sự dẫn dắt của chiêng mẹ. Đến nay, văn hoá cồng chiêng thôn 7 vẫn được bảo tồn, không lai tạp trước các loại hình văn hoá hiện đại khác. 

Sau mỗi mùa sản xuất vất vả, khi thu hoạch mùa màng xong cũng là lúc tiếng cồng chiêng vang lên để thay lời mời của dân làng mời Giàng về dự lễ hội. Người Cơ Ro trong thôn cứ nghe hai tiếng “binh bong” khoan thai hoặc dồn dập là đôi chân muốn bước nhanh ra khỏi nhà để đến nơi đang diễn ra lễ hội.

Trong câu chuyện với chúng tôi, chị Phương Thái không quên giới thiệu về già làng Lưu Văn Lo, nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng rất “có hồn”. Chia sẻ với chúng tôi, ông Lo cho hay, trong thôn 7 hiện có 3 gia đình có đủ bộ chiêng. Bộ tốt nhất là bộ chiêng vợ chồng của gia đình Mang Pho và Mang Thị Son. 

Bộ chiêng này có “tuổi đời” hơn 70 năm, được truyền qua hai đời. Xưa kia, mẹ bà Son đánh chiêng rất giỏi, đã truyền kỹ thuật lại cho con gái. Còn ông Mang Pho rất giỏi điều chỉnh tay nắm để tiếng chiêng mẹ vang xa như sóng cồn. Vợ chồng họ đều là nghệ nhân biểu diễn rất điệu nghệ.

Phương Thái( ao do) làm việc với Bảo tàng tỉnh về bảo tồn văn hoá cồng chiêng
Chị Phương Thái (người trong cùng bên trái), Trưởng thôn 7 trao đổi với cán bộ Bảo tàng tỉnh Bình Thuận về công tác bảo tồn văn hoá cồng chiêng

Trong lúc chúng tôi gõ thử vào chiêng con, chiêng mẹ để lắng nghe âm thanh, chị Phương Thái gọi chị Quách Thị Dâm, vợ của già làng, nhà gần đó sang biểu diễn. Không gian trình tấu là hiên nhà chị Son. Ông Mang Pho đánh chiêng mẹ, bà Son đánh chiêng con, chị Phương Thái đánh chiêng con… Âm thanh cồng chiêng vang lên rộn ràng cả một góc thôn...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483 ha rừng

Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483 ha rừng

Tin tức - P.V - 2 giờ trước
Theo số liệu thống kê báo cáo 9 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 1.483,23 ha rừng, tăng 1.236,07 ha so với cùng kỳ năm 2023 (tăng gấp 6 lần).
Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Chương trình 1719 - Khánh Thi - 2 giờ trước
Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Khánh Chi - 3 giờ trước
Giang Thành là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 21%. Những năm qua, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành công nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những bước tiến này, đã giúp đồng bào Khmer có điều kiện sống tốt hơn và một tương lai bền vững.
Phụ nữ Chăm phát huy vai trò “mẫu hệ”

Phụ nữ Chăm phát huy vai trò “mẫu hệ”

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung đông nhất trong cả nước với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Từ xa xưa, người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình, dòng tộc, thôn xóm. Trong xã hội hiện đại hôm nay, vai trò “mẫu hệ” của phụ nữ Chăm vẫn phát huy hiệu quả tích cực trong gia đình và ngoài xã hội.
"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"​. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Sóc Trăng: Ông Lâm Hoàng Mẫu được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Sóc Trăng: Ông Lâm Hoàng Mẫu được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Tin tức - Như Tâm - Minh Ngân - 5 giờ trước
Sáng 30/10, tại trụ sở Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Tham dự buổi lễ có các ông: Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Phước Vĩnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ; Võ Hoàng Thơ - Phó Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy.
Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Già làng Hmêh gần 80 tuổi vẫn giữ lửa lò rèn

Gương sáng - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Ở vùng Đông Trường Sơn tỉnh Gia Lai, lò rèn của già làng Hmêh, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang bao năm qua vẫn đỏ lửa. Từ chiếc lò rèn thô sơ, bao gồm lò thổi đắp bằng đất sét, quay tay, đe, búa, kẹp, than củi, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn nông cụ cho đồng bào Ba Na lên rẫy, đào đất, làm nương...
Báo động tình trạng ngộ độc khi ăn thịt cóc

Báo động tình trạng ngộ độc khi ăn thịt cóc

Sức khỏe - Minh Thu - 6 giờ trước
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, địa phương đã ghi nhận 6 trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc có nọc độc. Đã có một người tử vong do ăn thịt cóc.
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt: Yêu quê hương qua những bài ca cổ

Soạn giả Nguyễn Văn Bớt: Yêu quê hương qua những bài ca cổ

Sắc màu 54 - Lê Thanh Tùng - 6 giờ trước
Soạn giả Nguyễn Văn Bớt sinh năm 1969, quê gốc tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, hiện sinh sống, làm việc tại TP. Cần Thơ. Tuổi thơ gắn bó với miền đất bưng biền ven bờ sông Vàm Cỏ Đông tím sắc bông lục bình đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé tình yêu vọng cổ, cải lương sâu sắc. Để rồi sau này khi trưởng thành, thành danh, soạn giả Nguyễn Văn Bớt đã có một gia tài với hơn một trăm bài ca vọng cổ và hai kịch bản sân khấu cải lương có giá trị.