Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả nguồn vốn tín dụng thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Đăng Diện - 15:30, 28/10/2024

Những năm qua, cùng với việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chính sách tín dụng ưu đãi tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho người nghèo vùng DTTS của tỉnh Bình Thuận tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách thuận lợi, nhanh chóng để tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, tạo việc làm, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Nguồn vốn vay tín dụng giúp đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững,
Nguồn vốn vay tín dụng giúp đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững.

Để triển khai thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP; Thông tư 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng các văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng. Đồng thời ban hành Hướng dẫn quy trình rà soát và phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách làm cơ sở cho các địa phương triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cũng đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách tín dụng ưu đãi quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi.

Theo tổng hợp, thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I (từ năm 2021-2025) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhu cầu vay vốn tín dụng của người dân là 213.965 triệu đồng (trong đó: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là 196.860 triệu đồng; Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị là 15.525 triệu đồng; Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch là 1.580 triệu đồng).

Qua số liệu thống kê từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, kết quả thực hiện giai đoạn 2022-2024 tính đến thời điểm này đã giải ngân 55.855 triệu đồng/776 hộ DTTS nghèo để sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà ở, trong đó cho vay hỗ trợ nhà ở là 6.480 triệu đồng/160 hộ (các hộ vay mức tối đa 40 triệu đồng); cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: 49.375 triệu đồng/614 hộ (bình quân mỗi hộ vay trên 80 triệu đồng để trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm).

Đánh giá về hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi, bà Thanh Thị Minh Hiền, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận nhận xét: “Chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP được người dân hết sức đồng tình và hưởng ứng tích cực. Chính sách đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu cho cuộc sống của đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng DTTS và miền núi; ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng DTTS và miền núi. Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ổn định việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động du lịch

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động du lịch

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 26 phút trước
Với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động áp dụng nhiều công nghệ số, để phát triển du lịch bền vững.
Lào Cai khôi phục du lịch sau mưa lũ

Lào Cai khôi phục du lịch sau mưa lũ

Kinh tế - Trọng Bảo - 27 phút trước
Du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai; tuy nhiên, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, ngành kinh tế này hiện đang gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp, ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt để khôi phục du lịch sau mưa lũ.
Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2)

Giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở Cao Bằng: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất ( Bài 2)

Công tác Dân tộc - Lê Tuấn - 1 giờ trước
Mặc dù đạt nhiều kết quả trong giảm nghèo, nhưng hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất cao. Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất được xác định là một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên) phấn đấu giảm trên 500 hộ nghèo và cận nghèo năm 2024

Đồng Hỷ (Thái Nguyên) phấn đấu giảm trên 500 hộ nghèo và cận nghèo năm 2024

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Năm 2024, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo đa chiều 2,12%, thoát 517 hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó giảm 387 hộ thoát nghèo và 130 hộ thoát cận nghèo.
"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

"Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây năm 2024"​. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gần 500 nhà giáo tranh tài tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Gần 500 nhà giáo tranh tài tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Giáo dục - Trang Khánh - 2 giờ trước
Chiều 30/10, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị gặp mặt các cơ quan báo chí, để thông tin về Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2024.
Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483ha rừng

Cao Bằng: Toàn tỉnh trồng mới trên 1 nghìn 483ha rừng

Tin tức - P.V - 4 giờ trước
Theo số liệu thống kê báo cáo 9 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 1.483,23ha rừng, tăng 1.236,07ha so với cùng kỳ năm 2023 (tăng gấp 6 lần).
Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Chương trình 1719 - Khánh Thi - 4 giờ trước
Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Chương trình MTQG 1719 góp phần giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Khmer huyện Giang Thành (Kiên Giang)

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Khánh Chi - 5 giờ trước
Giang Thành là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 21%. Những năm qua, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành công nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những bước tiến này, đã giúp đồng bào Khmer có điều kiện sống tốt hơn và một tương lai bền vững.