Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Tuyên truyền phổ biến pháp luật góp phần giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS

Quỳnh Trâm - 15:36, 30/10/2024

Huyện Mường Lát (Thanh Hóa), một vùng cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa, là nơi sinh sống của đông đảo các DTTS cùng sinh sống gồm Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Kinh. Tại đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) từng là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, đời sống, giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực tuyên truyền, “mưa dầm thấm lâu”

Thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn II (2021-2025); Kế hoạch số 99/KH-UBND, ngày 22/4/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” và Tiểu dự án 2 của Dự án 9 thuộc Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, huyện Mường Lát đã và đang đề ra nhiều giải pháp quan trọng, trong đó tập trung đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng DTTS trên địa bàn huyện.

Công tác tuyên truyền còn được đặc biệt trú trọng trong các trường học, đặc biệt là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú
Công tác tuyên truyền được trú trọng trong các trường học, đặc biệt là Trường PTDT bán trú

Điển hình tại xã Trung Lý, từ năm 2019 trở về trước, mỗi năm có khoảng 18-20 trường hợp tảo hôn. Nhiều trẻ em trong độ tuổi đến trường bỏ học sớm để lập gia đình, khiến tình trạng nghèo đói kéo dài. Xã có 15 bản, thì vấn đề tảo hôn và HNCHT cũng đã được đưa vào hương ước, quy ước của bản.

Công tác tuyên truyền còn được đặc biệt trú trọng trong các trường học, đặc biệt là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trung Lý. Thông qua việc tổ chức Hội nghị tuyên truyền với đối tượng là học sinh nhằm mục đích nâng cao nhận thức, ý thức của các em về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; ngăn chặn việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ngay từ khi các em còn trên ghế nhà trường; đồng thời các em sẽ là đội ngũ góp phần đáng kể vào công tác tuyên truyền, vận động tại thôn làng, trong gia đình, dòng tộc...

Anh Giàng A Lâu, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Lý, chia sẻ: "Hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn hiện nay đã được chấm dứt. Tuy nhiên, để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng tảo hôn cần một quá trình dài và nỗ lực đồng bộ từ chính quyền đến người dân."

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Lát, cho biết: Trong 2 năm 2022 và 2023, phòng đã phối hợp tổ chức 18 buổi tuyên truyền nói chuyện ngoại khóa về giảm thiểu tảo hôn và HNCHT tại các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện với gần 4.000 lượt em học sinh và phụ huynh tham gia. 

Phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 19 hội nghị tuyên truyền về phòng ngừa tảo hôn và HNCHT với trên 1.000 lượt đại biểu tham gia là đại diện các tổ chức đoàn thể ở bản, khu phố. Tổ chức hội thi “Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trên địa bàn huyện Mường Lát năm 2023”; triển khai xây dựng mô hình điểm “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT” tại xã Nhi Sơn năm 2022 và Trung Lý năm 2023. 

Tiếp nhận và cấp phát 88 sổ tay tuyên truyền cho 88 bí thư chi bộ (trưởng bản), khu phố và trên 2.000 tờ rơi về tảo hôn và HNCHT cho các bản, khu phố trên địa huyện. Lắp đặt 8 pano tuyên truyền tại 8 xã, thị trấn, in và cấp phát 77 băng rôn truyền thông về tảo hôn và HNCHT cho các bản, khu phố. Tổ chức đợt tham quan, học tập kinh nghiệm về mô hình “Giảm thiểu tảo hôn và HNCHT” tại tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La...

Năm 2023, Tiểu phẩm về “Nạn tạo hôn” của các em học sinh Trường PTDTNT THCS Thạch Thành đã bổ sung thêm vào hành trang kiến thức về pháp luật cho các em
Năm 2023, Tiểu phẩm về “Nạn tảo hôn” của các em học sinh Trường PTDTNT THCS Thạch Thành đã bổ sung thêm vào hành trang kiến thức về pháp luật cho các em

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, ý thức của người dân được cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và HNCHT, một số hủ tục gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tảo hôn và HNCHT dần được xóa bỏ. 

 Năm 2021, tổng số cặp kết hôn trên địa bàn huyện là 545 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 105 cặp, chiếm tỷ lệ 19,2%, HNCHT 1 cặp, chiếm tỷ lệ 0,18%. Năm 2022, tổng số cặp kết hôn là 570 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 86 cặp, không còn HNCHT. Năm 2023, tổng số cặp kết hôn là 412 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 50 cặp (tảo hôn vợ hoặc chồng 29, tảo hôn cả vợ và chồng 21), chiếm tỷ lệ 12%, không còn HNCHT.

Tiến tới không còn tảo hôn và HNCHT

Tại huyện Như Thanh, hằng năm, trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và HNCHT thông qua các hội nghị, tập huấn, nói chuyện truyền thông, hội thi (sân khấu hóa), giao lưu văn hóa - văn nghệ, tuyên truyền qua pano, áp phích, sản phẩm truyền thông. 

Huyện cũng xây dựng 2 mô hình điểm tại Trường THPT Như Thanh II và Trường THCS&THPT Như Thanh về tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và HNCHT; tổ chức 34 buổi nói chuyện truyền thông tại các trường THPT, trường dân tộc nội trú và Trường THCS Xuân Thái cho 6.428 học sinh; tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Phòng chống tảo hôn tại Trường THCS Dân tộc nội trú huyện... 

Các buổi tuyên truyền, nói chuyện đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân, từ đó hạn chế tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS. Từ năm 2022 đến nay, toàn huyện chỉ có 5 trường hợp tảo hôn, không có trường hợp HNCHT.

Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 22/4/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025” (giai đoạn II) và Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, Ban Dân tộc đã hướng dẫn, triển khai, đôn đốc các huyện thực hiện và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho người dân vùng DTTS&MN của tỉnh.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, các huyện miền núi Thanh Hóa đã tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật đến các tầng lớp Nhân dân
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, các huyện miền núi Thanh Hóa đã tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật đến các tầng lớp Nhân dân

Hoạt động được Ban Dân tộc tập trung triển khai trong năm 2024, là tổ chức các hội nghị tuyên truyền cho người dân và cán bộ cơ sở. Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2024, Ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các bên liên quan tổ chức thành công 05 hội nghị tuyên truyền cho hơn 1.000 đại biểu là người dân các DTTS (đặc biệt là dân tộc Mông, dân tộc Khơ Mú), cán bộ thôn bản và cán bộ xã của các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Như Thanh.

Theo số liệu thống kê trên địa bàn 11 huyện MN, tỷ lệ tảo hôn đang có xu hướng giảm từ 2,38% năm 2021 xuống còn 1,67% năm 2023. Các huyện còn có tỷ lệ tảo hôn cao tập trung ở các huyện như: Mường Lát, Quan Sơn, Thường Xuân. Nhiều huyện không còn tỷ lệ tảo hôn như: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước và các huyện giáp ranh có xã, thôn vùng DTTS&MN. Về HNCHT, trong giai đoạn 2021-2023, chỉ có 1 cặp xảy ra vào năm 2021 tại huyện Mường Lát, từ năm 2022 không còn HNCHT.

Theo ông Tường, qua công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện Đề án 498 tại các huyện miền núi Thanh Hóa, đa số người dân đã nhận thức được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của việc TH&HNCHT không chỉ có tác động xấu tới sức khỏe, sinh sản, giống nòi... mà còn là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo được sự đồng thuận trong xã hội để ngăn ngừa tình trạng TH&HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS. 

Việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT đã giúp cho các cặp vợ chồng kết hôn đúng độ tuổi, có đủ sức khỏe, khả năng lao động để nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Trong thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tiếp tục tập trung nâng cao công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, mở rộng các mô hình điểm và đẩy mạnh giáo dục pháp luật trong đồng bào DTTS miền núi. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Tin nổi bật trang chủ
AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

Thể thao - Hoàng Minh - 17 phút trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, Campuchia có chuyến làm khách đến sân của Singapore. Bởi nhiều sai lầm không đáng có, Campuchia đã phải nhận thất bại với tỷ số 1-2.
Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thời sự - PV - 28 phút trước
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 4 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 7 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 14 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Phóng sự - Thanh Hải - 14 giờ trước
“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 14 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.