Trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), chiều 17/8/2021, UBTVQH đã xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc về việc phân định miền núi, vùng cao trong quản lý Nhà nước hiện nay. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung Phiên họp. Về phía Ủy ban Dân tộc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tham dự Phiên họp.
Để xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giai đoạn 2021 - 2025 đạt được mục đích, yêu cầu đề ra cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân. Đồng thời kết hợp nguồn lực hỗ trợ với việc phát huy vai trò của chính quyền trong việc định hướng, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của mỗi địa phương…
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng căng thẳng về nước theo mùa ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng.
Tỉnh Hà Giang có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 DTTS rất ít người, gồm: Pà Thẻn, Lô Lô, Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao. Đây cũng là 5 trong số 14 dân tộc có khăn đặc thù vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1227, ngày 14/7/2021. Theo đó, nhóm DTTS này luôn được sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư toàn diện của Chính phủ, của các cấp chính quyền.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 14 ngày 8/10/2018 của Tỉnh ủy về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030, đời sống bà con đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đức Trọng đã được nâng cao đáng kể.
Quá trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao mức sống cho đồng bào ở vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng DTTS và miền núi. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng NTM ở khu vực này cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập cần phải có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Nghị quyết số 24/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký chứng thực ban hành.
Những năm qua, các cấp chính quyền, tổ chức Đoàn, Hội tại các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, làm giàu trong thanh niên DTTS. Tuy nhiên, để giúp những người trẻ thành công, việc cần thiết là phải kiến tạo thành công hệ sinh thái khởi nghiệp.
Dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nên về cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) vẫn ổn định. Mặt khác, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn tích cực thực hiện công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), chủ động tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh đến bà con.
Tỉnh Hà Giang có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 TDTS rất ít người (số dân dưới 10.000 người) gồm: Pà Thẻn, Lô Lô, Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã quan tâm, triển khai hiệu quả các nguồn đầu tư, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ (Gia Lai) có 85% dân số là người dân tộc Ba Na. Từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới theo Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cảnh quan làng có nhiều đổi mới, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
Với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách giữa miền núi với vùng đồng bằng, ngay trong kỳ họp đầu tiên của HĐND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) khóa VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã xem xét, thông qua chủ trương đầu tư 17 dự án đầu tư công nhóm C với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh và huyện. Trong đó, có đến 7 dự án đầu tư cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số phía Tây huyện, thuộc các lĩnh vực y tế, văn hóa và giáo dục.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các xã khu vực I, II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (QĐ 861). Theo đó, tại tỉnh Lào Cai, nhiều xã khu vực III, khu vực II đạt chuẩn nông thôn mới được xác định xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Với ngành giáo dục, việc các xã trở thành xã vùng I, thì nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho học sinh sẽ không còn. Để tháo gỡ những khó khăn này, ngành giáo dục, cấp ủy, chính quyền địa phương đang tập trung tìm các giải pháp để có thể giúp con em đồng bào các dân tộc tiếp tục tới trường.
Phần lớn thanh niên DTTS ở Tây Nguyên khởi nghiệp trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trên hành trình khởi nghiệp, họ còn gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn vốn đầu tư; các chương trình chuyển giao kỹ thuật chưa nhiều. Trong khi đó, "Hệ sinh thái khởi nghiệp" dù được đề cập đến khá nhiều nhưng vẫn chưa thực chất và mang tính chất “phong trào”...
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh tại buổi họp trực tuyến nghe báo cáo kết quả Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới xác định Chương trình DPO (hỗ trợ ngân sách có mục tiêu). Buổi họp diễn ra sáng 5/8/2021 tại trụ sở cơ quan UBDT.
“Đóng cửa rừng” là một chủ trương lớn, đúng đắn của Nhà nước. Tuy nhiên, để chính sách này phát huy hiệu quả, Nhà nước không thể tự mình làm hết mọi việc mà cần có sự chung tay góp sức của người dân. Vì vậy, thời gian qua tại Yên Bái, cùng với biện pháp “đóng cửa rừng”, chính quyền đã giao “chìa khóa” bảo vệ rừng cho người dân thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 bảo tồn 3 lễ hội, nghi lễ truyền thống; 2 nghề thủ công truyền thống, sưu tầm, bảo tồn văn hóa phi vật thể của 3 nhóm ngành dân tộc ít người có nguy cơ mai một cao.
Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng Nông thôn mới (NTM) và các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, dù đã được đầu tư không ít nhưng do xuất phát điểm thấp, địa hình hiểm trở, biệt lập nên xóm Nà Hoi, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) vẫn là xóm nhiều không (không điện, không đường, không nước sạch). Xóm có 21 hộ thì có tới 14 hộ nghèo.
Hệ thống chính trị ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Sơn La ngày càng được củng cố và nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn đồng bào đoàn kết, huy động các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Giai đoạn 2 Đề án tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo của tỉnh Nghệ An được triển khai từ năm 2017. Tính hiệu quả của đề án đã được chứng minh ở nhiều xã bản vùng sâu, vùng xa. Nhận thức của bà con nhân dân về pháp luật, an ninh trật tự xã hội đã có những chuyển biến tích cực.