An dân để ổn định cuộc sống, không nghe lời kẻ xấu, chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế… đang là mô hình mang nhiều ý nghĩa, ở bản Phù Khả 1, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Sau gần hai năm thực hiện, mô hình này đã khẳng định được những hiệu quả lớn. Bằng chứng rõ ràng nhất, là bản làng bình yên, đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây đang thêm nhiều chuyển biến tích cực.
Ngày 14/11, tại Nhà văn hóa xã biên giới Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) sở Tư pháp và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp tổ chức buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các bộ, đồng bào các xã biên giới.
Xác định hệ thống giao thông có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xóa dói giảm nghèo. Thời gian qua, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc thù của địa phương để mở mới, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, trong đó, phong trào “Tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất” đã nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận cao của người dân.
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đến nay tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Từ những diện tích canh tác manh mún ban đầu, đến nay, tổng diện tích dứa trên toàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã được mở rộng hơn 300ha. Đây cũng là vùng có diện tích trồng dứa lớn nhất tỉnh Điện Biên, tập trung chủ yếu ở xã Na Sang, Mường Mươn, Sa Lông... và hiện nay, cây dứa trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông, Thái ở địa phương.
Những năm qua phong trào phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo đã lan tỏa tới nhiều vùng quê, giúp phụ nữ nói chung, đặc biệt là phụ nữ vùng DTTS và miền núi vươn lên phát triển kinh tế, phát huy khả năng, trí tuệ, khẳng định bản thân. Đây cũng là phương thức thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển.
Thạch Thành là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá. Việc triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, đặc biệt hiện nay là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719), được kỳ vọng tạo bước tiến mới phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đặc biệt giúp đồng bào DTTS nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.
Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày13/4/2023của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước tỉnh triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Từng là điểm nóng của vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, thế nhưng đến nay tình trạng trên tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã cơ bản chấm dứt. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc tích cực từ cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, xã tới thôn bản đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động giúp người dân hiểu rõ và tự giác thực hiện.
LTS: Giai đoạn 2021 – 2025, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đồng thời triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Chỉ còn 02 năm nữa là kết thúc giai đoạn nhưng tiến độ giải ngân vốn các chương trình rất chậm, nhất là nguồn vốn sự nghiệp. Nguyên nhân được xác định là, trong quá trình thực hiện, các địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế.
Dẫu gặp khó khăn do một số văn bản hướng dẫn chưa cụ thể; nguồn vốn phân bổ chậm vào cuối năm… nhưng nhiều dự án, công trình, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 ở Quỳ Châu (Nghệ An) đang được địa phương quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, đúng đối tượng thụ hưởng. HIện nay, huyện đang nỗ lực, bằng nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn, với mục tiêu cao nhất là có thêm nhiều dự án được đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong đợi của người dân ở những địa bàn còn nhiều khó khăn.
Với trên 130 nghìn hộ dân và hơn 380 nghìn nhân khẩu (tập trung chủ yếu ở 110 xã), đồng bào dân tộc thiểu số đang chiếm hơn 30% dân số của tỉnh Thái Nguyên. Nhằm hỗ trợ đồng bào vươn lên phát triển kinh tế, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 ( Chương trình MTQG 1719).
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực, cố gắng với quyết tâm cao và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thái Nguyên tăng 4,35% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân chung cả nước (4,24%).
Trong nhiều văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cũng như trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, tên gọi của một số DTTS cũng như một số thuật ngữ thuộc lĩnh vực công tác dân tộc chưa có sự thống nhất. Để tạo thuận tiện cho người dân và cơ quan quản lý, việc thống nhất thuật ngữ trong văn bản hành chính nhà nước, từ đó định hướng truyền thông là việc rất cần thiết.
Bằng kinh nghiệm, uy tín và vị thế của mình, thời gian qua các già làng, trưởng bản, Người có uy tín… trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã và đang phát huy vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS của tỉnh. Đội ngũ Người có uy tín đã trở thành cầu nối chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.
LTS: Dân tộc Chứt là một trong 14 DTTS rất ít người có khó khăn đặc thù của cả nước, cư trú ở hai tỉnh là Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, người Chứt định cư ổn định dưới chân núi Ka Đay thuộc bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho đồng bào, nhờ đó cuộc sống của người Chứt đã từng bước thay đổi. Tuy nhiên, với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đầy đủ, người Chút vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức chưa thể phát triển toàn diện. Do vậy, mới đây nhất trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đã dành hẳn một dự án đầu tư phát triển toàn diện các dân tộc có khó khăn đăc thù, trong đó có người Chứt, với kỳ vọng kéo gần khoảng cách phát triển với các dân tộc khác.
Phát triển dược liệu và vùng trồng dược liệu được Chính phủ quan tâm đầu tư nhằm phát triển tiềm năng, lợi thế gắn với phát triển kinh tế - xã hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong những năm gần đây, nhờ đi đúng hướng, nhiều hộ dân đã bắt đầu làm giàu từ cây dược liệu của địa phương.
Qua bao biến động của thời gian, cộng đồng người M'nông tại xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk vẫn duy trì nghề làm gốm cổ. Từng đứng trước nguy cơ lụi tàn vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, đến nay, làng gốm cổ này đang từng bước phát triển với hướng kết hợp du lịch và bảo tồn làng nghề truyền thống.
Ngày 13/11, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tiến hành Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 47, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Bí thư và Phó Bí thư cấp ủy trực thuộc Đảng bộ, Trưởng các tổ chức đoàn thể thuộc UBDT.
Thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, huyện Mường Khương đã đặt trọng điểm vào việc mở rộng diện tích một số cây trồng chủ lực. Sau một thời gian triển khai Nghị quyết 10, lĩnh vực nông nghiệp địa phương đã có những sự thay đổi đáng kể và tích cực.