Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khởi nghiệp sáng tạo thúc đẩy quyền năng cho phụ nữ vùng DTTS

Thúy Hồng - 22:06, 14/11/2023

Những năm qua phong trào phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo đã lan tỏa tới nhiều vùng quê, giúp phụ nữ nói chung, đặc biệt là phụ nữ vùng DTTS và miền núi vươn lên phát triển kinh tế, phát huy khả năng, trí tuệ, khẳng định bản thân. Đây cũng là phương thức thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển.

Phong trào phụ nữ khởi nghiệp, sáng tạo đã lan tỏa tới nhiều vùng quê, giúp phụ nữ làm giàu cho gia đình, quê hương
Phong trào phụ nữ khởi nghiệp, sáng tạo đã lan tỏa tới nhiều vùng quê, giúp phụ nữ làm giàu cho gia đình, quê hương

Nhiều ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, là một trong những nhiệm vụ quan trọng đang được các cấp hội liên hiệp phụ nữ triển khai quyết liệt, mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với nhiều giải pháp như hỗ trợ nguồn vốn tín dụng, đào tạo nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhiều chị em phụ nữ đã tự tin, an tâm  hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp và từng bước xây dựng thương hiệu, khởi nghiệp thành công.

Với ý tưởng khởi nghiệp từ dự án "Ươm, trồng cây giang rừng" của chị Đinh Thị Thu, dân tộc Lô Lô, Hội LHPN huyện Bắc Quang (Hà Giang) lọt vào vòng chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài năng bản địa năm 2023.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Đinh Thị Thu, Giám đốc HTX Nhật Minh cho biết: Với điều kiện khí hậu tự nhiên, cây giang ở xã Tân Quang rất phát triển. 

Theo chị Thu, cây giang có nhiều công dụng như, lá giang có thể làm vỏ các loại bánh và lót đĩa trang trí các loại thức ăn. Đặc biệt, lá giang khi được sấy khô có mùi rất thơm đặc trưng nên được các nhà hàng khách sạn của Trung Quốc rất thích và lựa chọn để kết hợp với các món ăn. Vì vậy, lá giang chủ yếu là xuất khẩu cho các công ty doanh nghiệp ở Trung Quốc. Giá lá giang tươi dao động từ 15.000-20.000 đồng/kg. Chỉ riêng HTX của chị, cũng đang thu mua khoảng 10 tấn lá hàng ngày, tạo công ăn việc làm cho khoảng 70 nhân công nhân, với mức lương từ 4- 5 triệu/tháng. Nhờ vậy, cây giang được xem là cây xóa nghèo ở Bắc Quang.

Tuy nhiên, nghề thu hái và chế xuất lá giang hiện là nghề tự phát, chủ yếu thu hái lá giang tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều cánh rừng giang trong tự nhiên hiện nay đang rơi vào chu kỳ suy thoái, cây đến chu kỳ chết tự nhiên đã dẫn đến nguồn lá giang ngày trở nên ngày một khan hiếm.

 Để đảm bảo tính bền vững cho sản xuất chế biến lá giang, chị Đinh Thị Thu đã ấp ủ việc bảo tồn và phát triển, cũng như nâng cao giá trị của cây giang. Hiện nay, HTX của chị Thu đã tiến hành ươm tạo cây con sinh trưởng và phát triển tốt.

Dự án "Ươm, trồng cây Giang rừng" đoạt giải khuyến khích được Ban giám khảo Chung kết Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” đánh giá,  có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển tài nguyên bản địa, bảo vệ môi trường sinh thái rừng.

Hay như dự án khởi nghiệp từ cây dược liệu quý sâm nam núi Dành của chị Nguyễn Thị Kim Dung, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Là một kỹ sư nông nghiệp nên chị nhận thấy sâm nam là cây dược liệu quý, nhưng chưa được chú trọng và phát triển xứng tầm, chị nung nấu ý tưởng phát huy giá trị của loại dược liệu này.

Chị Dung chia sẻ: "Ý tưởng nung nấu đã lâu, nhưng cơ duyên thực sự đến là vào năm 2019-2020 khi Trung tâm giống cây trồng tỉnh Bắc Giang về nghiên cứu và giúp nhân giống cây dược liệu quý này. Tôi quyết tâm quy tụ các hộ trồng sâm trên địa bàn xã Liên Chung lại thành lập HTX để cùng nhau xây dựng và phát triển thương hiệu Sâm nam núi Dành".

Dự án khởi nghiệp từ cây dược liệu quý sâm nam núi dành của chị Nguyễn Thị Kim Dung, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ
Dự án khởi nghiệp từ cây dược liệu quý sâm nam núi dành của chị Nguyễn Thị Kim Dung, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ

Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện dự án, chị đã gặp rất nhiều khó khăn. Ban đầu là các xã viên chưa thực sự tin tưởng vào hướng đi của HTX nên còn e ngại đầu tư. Vì vậy, nguồn vốn sản xuất còn hạn hẹp dẫn tới những khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Sản phẩm HTX của chị còn phải đối mặt với nhiều thách trên thị trường có một số cây trồng gần giống với cây sâm nam núi Dành, nhưng chất lượng chưa được kiểm chứng và giá cả cạnh tranh so với sản phẩm Sâm nam núi Dành của HTX…

Nhưng sau 3 năm nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, chị Kim Dung đã dần đưa HTX hoạt động và phát triển, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, lan tỏa tới người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Bản thân chị thường xuyên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ; tham gia các cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm.

Hiện nay, HTX chị đã tạo việc làm cho hàng chục lao động nữ ở địa phương từ các công việc chăm sóc vườn cây, thu hái, đóng gói... Đặc biệt vào mùa vụ, HTX sử dụng khoảng 100 lao động thu hái hoa trong vòng 1,5-2 tháng, với thu nhập ổn định từ 250-300 nghìn đồng/người/ngày. Thu nhập giúp cho chị em chủ động được kinh tế để chi tiêu, góp phần giữ gìn gia đình ấm no, hạnh phúc", chị Kim Dung cho biết.

Hiện nay, HTX có nhiều sản phẩm giá trị như Nụ hoa sâm nam núi Dành (đạt OCOP 4 sao); Củ sâm tươi (trên 5 tuổi); Củ sâm khô, củ sâm ngâm mật ong, củ sâm ngâm rượu; cùng các sản phẩm liên kết như trà túi lọc, trà hòa tan, tinh chất sâm, dầu gội sâm, trà mộc sâm…

Tại Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài năng bản địa" năm 2023, dự án khởi nghiệp từ cây dược liệu quý sâm nam núi Dành đã giành được giải Nhì và được các doanh nghiệp ký kết tiêu thụ sản phẩm.

Nâng cao quyền năng của phụ nữ

Với sự đồng hành của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, như hỗ trợ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tạo mô hình sinh kế, học nghề..., phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy được năng lực, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế.

Những đóng góp của phụ nữ qua các hoạt động khởi nghiệp, đã tạo ra giá trị mới, động lực mới, không chỉ góp phần to lớn trong phát triển kinh tế đất nước mà còn có những tác động tích cực vào giải quyết những vấn đề xã hội...

Câu chuyện khởi nghiệp của chị Hoàng Bích Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã Nà Pái, xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn cũng là một minh chứng. Chị và HTX đã mang đến cuộc sống ấm no cho nhiều chị em phụ nữ dân tộc, trong đó có rất nhiều hộ nghèo DTTS.

Huyện Bình Gia là huyện khó khăn và những người phụ nữ luôn luôn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn, chị Ngọc đã mạnh dạn khởi nghiệp với chuỗi nông sản nông nghiệp bền vững, qua đó giúp các hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo và tiêu thụ sản phẩm giúp bà con nông dân trong thôn.

 Dự án
Dự án "Ươm, trồng cây giang rừng" của chị Đinh Thị Thu, dân tộc Lô Lô, Hội LHPN huyện Bắc Quang (Hà Giang) đạt giải Khuyến khích Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài năng bản địa năm 2023.

Hiện nay, chị đang xây dựng chuỗi giá trị hoa hồi và dược liệu tán hồi, với mong muốn đưa HTX trở thành HTX đầu tiên của phụ nữ dân tộc thiểu số xuất khẩu hoa hồi. Không ngừng nỗ lực để vươn lên, chị Bích Ngọc không chỉ khởi nghiệp thành công, mà còn có nhiều dự án giúp cho phụ nữ cận nghèo, phụ nữ nghèo thoát nghèo.

Chị Hoàng Bích Ngọc chia sẻ: Khi khởi nghiệp, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân tôi là phụ nữ dân tộc nên chưa mạnh dạn tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội, tiếp cận các lớp học mà chỉ biết lao động cật lực bằng tay chân. Cho đến khi hiểu được cần phải thay đổi cuộc sống, tôi có mong muốn khởi nghiệp, không ít người ngăn cản, bảo phụ nữ thì khởi nghiệp cái gì, đàn bà chỉ có chăm con, làm ruộng làm nương thôi, không có đi làm kinh tế gì cả. Nhưng tôi vẫn quyết tâm khởi nghiệp. Tại cuộc thi “Phụ nữ tự tin làm chủ” chị Hoàng Bích Ngọc - đã chứng tỏ được bản lĩnh và giành được giải Nhì.

Từ những người nông dân không có ai biết đến máy tính, công nghệ, chúng tôi đã tham gia các chương trình tập huấn. Hiện tại HTX của chị Hoàng Bích Ngọc đã có trên google map và những trang fanpage riêng của HTX, có kênh Tiktok… HTX cũng là 1 trong 4 dự án điểm của tỉnh Lạng Sơn trong khởi nghiệp. Doanh thu của HTX đạt 180 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động người DTTS và người yếu thế.

Phong trào khởi nghiệp, tạo động lực, truyền cảm hứng mạnh mẽ để hội viên phụ nữ, nhất là phụ nữ DTTS mạnh dạn, tự tin mang khát vọng khởi nghiệp của mình vươn cao, vươn xa, lan tỏa và hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp Quốc gia.

Dự và phát biểu tại Lễ trao giải Chung kết cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài năng bản địa" vừa diễn ra ngày 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Những đóng góp của phụ nữ thông qua các hoạt động khởi nghiệp đã tạo ra giá trị mới, động lực mới, không chỉ góp phần to lớn trong phát triển kinh tế đất nước mà còn có những tác động tích cực vào giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần ổn định chính trị-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.