Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện những người thầy bám bản ở vùng cao Mường Lát

Quỳnh Trâm - 20:38, 14/03/2022

Những người thầy miền xuôi ban đầu vì nhiệm vụ mà lên vùng cao cắm bản dạy học. Nhưng rồi nghĩa tình với miền núi ngày một sâu nặng, coi bản làng là nhà, coi học sinh như những đứa con. Sau hàng chục năm, những người thầy ở huyện miền biên Mường Lát (Thanh Hóa) vẫn kiên trì bám bản "gieo chữ", không nề hà vất vả.

Nhiều học sinh ở Mường Lát (Thanh Hóa) phải băng rừng, vượt suối tới lớp. (Ảnh: TL)
Nhiều học sinh ở Mường Lát (Thanh Hóa) phải băng rừng, vượt suối tới lớp. (Ảnh: TL)

Một đời cống hiến

Mường Lát là huyện vùng biên giới khó khăn bậc nhất của tỉnh Thanh Hóa. Để sống ở vùng đất khắc nghiệt này, là điều không dễ dàng. Thế nhưng, có những người thầy miền xuôi lên cắm bản, gắn bó cả đời vì con chữ cho đồng bào.

Thầy Nguyễn Văn Giang, hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS thị trấn Mường Lát chia sẻ, đã 30 năm kể từ ngày lên Mường Lát, thời gian trôi qua đằng đẵng, nhưng nhiều ký ức vẫn còn nguyên vẹn về ngày đầu đến với miền đất khó này.

Năm 1990, thầy Giang được cấp trên điều động lên Mường Lát dạy học. Để lại vợ con, thầy khăn gói lên biên giới nhận nhiệm vụ. Vượt qua chặng đường gian truân, vất vả  những ngày đầu nhận công tác thật không dễ dàng. Mường Lát khi ấy còn vô vùng nghèo khó và thiếu thốn, không ít lần rơi nước mắt vì nhớ nhà và quá vất vả.

“Những năm đầu lên đây công tác, có những chuyến về thăm gia đình, phải đi mất 2 ngày mới tới nhà. Hồi ấy, làm gì có điện thoại để liên lạc với gia đình, nên mỗi khi về thăm nhà, mẹ mình lại khóc sướt mướt vì thương con. Cũng đã có những lúc mình định xin chuyển nghề, nhưng rồi không thể. Bởi vì, cứ nhìn thấy các cháu nhỏ muốn học, là mình quên hết mọi khó khăn, vất vả và chỉ dồn sức dạy chữ cho chúng mà thôi”, thầy Giang nhớ lại.

Sau hơn 30 năm, với sự quan tâm của Nhà nước, những chính sách ưu tiên vùng DTTS và miền núi được triển khai hiệu quả, giờ đây huyện Mường Lát đã có nhiều đổi thay, đời sống giáo viên được nâng lên, điện, đường, trường học đã khang trang, đủ đầy hơn, đường giao thông giữa miền xuôi và miền ngược cũng thuận tiện. 

Bên cạnh đó, điều phấn khởi, tự hào là thầy Giang và những đồng nghiệp của mình đã giảng dạy, giúp nhiều thế hệ học sinh tiếp cận tri thức và trưởng thành. Không ít những học sinh của thầy Giang giờ trở thành những thầy, cô giáo trở về giảng dạy tại địa phương, làm đồng nghiệp với chính thầy mình năm xưa.

Thầy Hoàng Sỹ Xuân (người ngồi thứ ba từ bên trái qua) trong một lần đi vận động học sinh đến lớp
Thầy Hoàng Sỹ Xuân (người ngồi thứ ba từ trái qua) , xuống từng nhà dân đểi vận động học sinh đến lớp

“Tình yêu nghề giữ chúng tôi ở lại”

Cũng là một người thầy có 24 năm gắn bó với học sinh miền biên viễn, thầy giáo Hoàng Sỹ Xuân (quê ở xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương) từ khi lên huyện vùng biên giới xa xôi ấy đến nay, bàn chân của thầy Xuân đã chai sạn bởi những lần trèo đèo, lội suối đến các bản cheo leo, heo hút để vận động học sinh đến trường. Đặc biệt, trước khi về làm Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Mường Lý, thầy Xuân từng công tác ở Trường THCS Mường Chanh - nơi xa nhất của huyện Mường Lát. Năm 2007, thầy giáo Xuân mới xây dựng gia đình. Người vợ vẫn ở quê chăm sóc mẹ già và nuôi dạy hai con nhỏ.

Bao nhiêu năm cắm bản, có vô vàn chuyện để nhớ. Trước kia, có nhiều gia đình quá khó khăn, nên phụ huynh không quan tâm đến việc học hành của con. Muốn chúng ở nhà giúp việc cho bố mẹ. Những điều đó vô tình trở thành rào cản vô hình, khiến công tác giáo dục càng thêm gian nan hơn. Các thầy, cô giáo thấu hiểu được hạn chế và lo lắng của phụ huynh học sinh mà gắng động viên, thuyết phục họ cho con đến trường.

Và rồi, khi đón được các em đến trường, các thầy, cô lại lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho học trò như con cái của họ. Giờ đây, cuộc sống của bà con dân bản cũng đỡ vất vả hơn ngày trước rất nhiều. Đặc biệt, từ khi Nhà nước có chế độ hỗ trợ gạo, tiền ăn bán trú, chi phí học tập... cho học sinh, các em đã yên tâm học tập.

Thời gian qua, do thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, hàng quán phải đóng cửa, trong khi đó, nhà trường có gần 300 em ở bán trú cần có bữa sáng.

“Nếu học sinh không ăn sáng, thì làm sao lên lớp để học được. Sau nhiều đêm suy nghĩ, mình bàn với Ban Giám hiệu, huy động giáo viên chịu khó nấu cơm ban đêm, vì trong kho đang còn gạo dự trữ. Mỗi bữa sáng, cho học sinh ăn lót dạ bằng cơm với cá khô, nước mắm. Với cách làm này, đã giải quyết cơ bản được vấn đề học sinh nhịn ăn sáng, mà không vi phạm quy định phòng, chống dịch”, thầy Xuân kể.

Thầy Trần Văn Liêm mua sách tặng cho học sinh của mình sau đợt lũ năm 2018
Thương học trò gặp khó khăn thầy Trần Văn Liêm trích lương của mình để mua sách tặng cho học sinh sau đợt lũ năm 2018

Cũng như thầy Xuân, thầy Trần Văn Liêm, Hiệu trưởng Trường THCS Mường Chanh lên nhận công tác từ năm 1989. Quê thầy Liêm ở huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ngày lên Mường Lát, thầy Liêm không nghĩ rằn,g mình lại có thể ở trên vùng khó khăn này lâu dài như vậy.

Còn nhớ, hồi cuối tháng 8/2018, khi Mường Lát bị trận lũ lịch sử tràn qua, xã Mường  Chanh bị cô lập với bên ngoài nhiều ngày trời. Lúc bấy giờ, có học sinh của trường bị mất người thân do nước lũ cuốn trôi. Thầy Liêm đã lội bộ đến tận nhà, động viên các em cố gắng ra lớp học. Rồi thầy trích lương của mình để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho học sinh, với mong muốn các em vượt qua khó khăn mà không bỏ học giữa chừng.

“Thực tình, ngày lên nhận công tác, mình cũng không nghĩ rằng “cắm chốt” ở vùng đất này cho tới lúc về hưu”, đó là tâm sự chung của những thầy, cô cắm bản ở nơi đây. Thế nhưng chính lòng yêu nghề và tình yêu thương lũ trẻ, mà họ nguyện đánh đổi cả thanh xuân để cống hiến cho vùng đất khó này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

Chương trình “Thầy, cô thay đổi” đã được đông đảo cán bộ quản lý và giáo viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương hưởng ứng, tham gia tích cực, ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Chương trình cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
Tin nổi bật trang chủ
Tích cực tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước; phát triển Học viện Quốc phòng ngang tầm khu vực và thế giới

Tích cực tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước; phát triển Học viện Quốc phòng ngang tầm khu vực và thế giới

Chiều 12/12, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ Học viện Quốc phòng.
Bắc Yên (Sơn La): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Bắc Yên (Sơn La): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Tin tức - Phương Linh - 4 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) có 99 Người có uy tín, trong đó 60 Người có uy tín là đảng viên, 10 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, huyện đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Đòn bẩy để người dân Sơn Dương thoát nghèo

Đòn bẩy để người dân Sơn Dương thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 4 giờ trước
Những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực huy động, bố trí các nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó, người dân có thêm nhiều cơ hội để tạo ra việc làm mới; tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.
Báo động tình trạng học cách tự chế pháo nổ trên mạng - hậu quả khôn lường

Báo động tình trạng học cách tự chế pháo nổ trên mạng - hậu quả khôn lường

Pháp luật - Minh Nhật - 4 giờ trước
Vào thời điểm cuối năm và cận Tết Nguyên đán, nhiều thanh niên, học sinh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tự mày mò, tìm hiểu trên mạng xã hội... để mua nguyên vật liệu nổ rồi tự chế tạo pháo nổ. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đến tính mạng, sức khỏe của người dân và tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương.
Bình Định: Mưa lớn khiến đèo An Khê bị sạt lở, giao thông bị ùn tắc

Bình Định: Mưa lớn khiến đèo An Khê bị sạt lở, giao thông bị ùn tắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Mưa lớn kéo dài gây ra sạt lở tại đèo An Khê, khiến một phần đường bị ngập nước và giao thông bị chậm trễ tại Quốc lộ 19. Đơn vị thi công cùng với lực lượng chức năng cố gắng khắc phục hậu quả và bảo đảm an toàn cho người đi lại.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 13/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Giai điệu vang trong từng góc phố. Để người nông dân làm giàu từ khoai mì. Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 5 giờ trước
So với số liệu cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, hiện tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La đã giảm 26%, dù chuẩn nghèo đã được nâng lên so với thời điểm 05 năm trước. Đây là thành tựu ấn tượng, cho thấy hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS

Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 5 giờ trước
Thời gian qua, Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Kết quả có được là nhờ sự giám sát thực hiện chặt chẽ trong quá trình triển khai, trong đó vai trò nòng cốt là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 13/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Giai điệu vang trong từng góc phố. Để người nông dân làm giàu từ khoai mì. Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Dominica

Thời sự - PV - 22:08, 12/12/2024
Chiều 12/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Bộ trưởng Bộ Chính sách Hội nhập Khu vực của Cộng hòa Dominica, đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam. Cộng hòa Dominica là quốc gia đang phát triển có nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực Mỹ La tinh và Caribe.
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Như Anh - 21:11, 12/12/2024
Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).