Vừa qua, khu dân cư thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, được chọn làm thôn điểm đầu tiên trong tỉnh Bình Thuận tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2024. Tham dự Ngày hội có bà Thanh Thị Kỷ, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận; lãnh đạo Ban Thường vụ Huyện uỷ Bắc Bình, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Bắc Bình, cùng đại diện lãnh đạo xã Phan Hiệp và đông đảo cán bộ, Nhân dân cư trú trên địa bàn xã Phan Hiệp.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tập trung hỗ trợ cây, con giống, tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ đồng bào Xơ Đăng trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp đồng bào Xơ Đăng thay đổi tư duy sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Những năm gần đây, từ tổ chức và phát huy hiệu quả thực hiện Dự án 8 về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi cuộc sống, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trên địa bàn huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận).
Bằng sự vào cuộc, thống nhất của cả hệ thống chính trị, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ cho các nội dung, hoạt động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các huyện miền núi vùng cao, biên giới Nghệ An đang tiếp tục triển khai lồng ghép nhiều giải pháp kéo giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở mức thấp nhất.
Nằm cách trung tâm TP. Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.
Năm 2024, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mới.
Với sự vào cuộc của các cấp Hội LHPN, việc triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới, khuôn mẫu giới; nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng vừa ký ban hành Kết luận thanh tra việc thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Thạch An.
Diện mạo các thôn, làng ở huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đang từng ngày khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS ngày một ấm no, sung túc hơn. Kết quả đó là sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc Lào Cai, hết tháng 9/2024, tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) của tỉnh Lào Cai đạt 21,7% kế hoạch. Thời gian từ nay đến hết năm 2024 không còn dài, tỉnh Lào Cai xác định cần triển khai linh hoạt nhiều giải pháp để đạt mục tiêu đề ra trong thực hiện giải ngân nguồn vốn Chương trình.
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận đã cơ bản được giải quyết.
Địa phương -
T.Nhân - H.Trường -
13:22, 02/11/2024 Tại các bản làng vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín tựa như những “cây đại thụ” che bóng mát cho bà con. Người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng.
Chuốt nhẹ bàn tay đã chai sạn vết dấu của thời gian, nghệ nhân H’Phiết Uông cặm cụi bước bên bàn gốm. Bà thì thầm với đất như thì thầm với lòng mình, với cha ông vậy. Gốm không đủ sức nuôi mình như thuở xưa nữa, nhưng những người như H’Phiết Uông, H’Lưm Uông hay H’Huyên Bhôk vẫn âm thầm với đất để mong hồi sinh làng nghề.
Ngày 29/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) huyện Thuận Châu tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông về xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em về “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm” năm 2024.
Thời gian qua, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hoà Bình và sự phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự chủ động, tích cực tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719) một cách đồng bộ với những nhiệm vụ trọng tâm, thu được nhiều tín hiệu tích cực.
Ngày 1/11, tại Tp. Pleiku, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai phối hợp với các sở, ngành đã tổ chức bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024, sau 2 ngày diễn ra sôi nổi.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum) đang từng ngày đổi thay, cuộc sống của Nhân dân đang dần được cải thiện.
Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.
Hiện nay, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu tự nhiên. Đây đang là một trong những hướng đi mới, hứa hẹn mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.