Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai có hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các DTTS được khôi phục và bảo tồn hiệu quả, tạo ra những sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch, nâng cao đời sống Nhân dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), là một trong những chương trình có ý nghĩa xã hội to lớn. Trong đó, Dự án 7 thuộc Chương trình đã tập trung vào chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Triển khai Dự án 7, bằng quyết tâm và nỗ lực, ngành Y tế Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Những năm qua, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã triển khai thực hiện đồng bộ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, từng bước làm thay đổi diện mạo các thôn, làng và nâng cao đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Địa phương -
T.Nhân - H.Trường -
18:42, 17/02/2025 Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã huy động nhiều nguồn lực chung tay xây dựng nhà ở cho những gia đình khó khăn bảo đảm an cư, vươn lên ổn định cuộc sống. Trong mùa Xuân mới Ất Tỵ 2025 này, nhiều gia đình ở tỉnh Ninh Thuận phấn khởi đón Tết đầm ấm, vui tươi trong những căn nhà “3 cứng” còn thơm mùi sơn mới...
Ngày 7/2, theo thông tin từ UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, huyện đã tiếp nhận được 120 triệu đồng từ cán bộ, giáo viên, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện ủng hộ, nhằm giúp đồng bào Xơ Đăng sinh sống tại Dự án bố trí ổn định dân cư tập trung thôn Mô Pả, xã Đăk Hà xây dựng cảnh quan để bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch.
Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.
Địa phương -
Ngọc Thu (Thực hiện) -
19:56, 29/01/2025 Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhất là Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất của đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung về kết quả và những giải pháp để tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình MTQG trên địa bàn.
Ngày 25/1, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Trong những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh và sự chung sức đồng lòng của các cấp chính quyền cùng người dân, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Các chính sách đã được triển khai hiệu quả, góp phần thay đổi diện mạo miền núi, nâng cao đời sống người dân, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững vùng đồng bào DTTS Thanh Hóa.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Vượt gần 150km với những cung đường ngoằn nghèo và hơn 1 giờ đi bộ trên con đường lầy lội, trơn trượt, qua những ngọn đồi, con suối, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Kon Tum do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang làm Trưởng đoàn mới đến được làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei để chung vui Ngày hội bánh chưng xanh Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 với đồng bào Xơ Đăng nơi đây. Một không khí Xuân ấm áp ngập tràn ở ngôi làng còn bộn bề khó khăn nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vỹ.
Tây Bắc được coi là “lõi nghèo” của cả nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong vùng. Trong đó, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, đời sống xã hội; qua đó, từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc.
Phước Chiến là xã An toàn khu (ATK) thuộc huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Nhiều năm qua, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt từ các Chương trình MTQG để xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS.
Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Những năm qua, công tác phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch ở vùng đồng bào DTTS tại huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn được chú trọng và ngày càng lan tỏa sâu rộng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.
Qua tìm hiểu thực tế việc triển khai các Chương trình MTQG ở các địa phương trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho thấy, từ nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Hàm Yên đã có sự thay đổi đáng kể về kinh tế-xã hội, đặc biệt là đời sống Nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên về tình hình thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn.
Địa phương -
Tào Đạt - Như Tâm -
14:30, 27/12/2024 Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào DTTS, trong đó hơn 52% là người Khmer và 17% người Hoa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) xác định, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm là cứu cánh giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong đó, nguồn lực từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) sẽ là đòn bẩy giúp địa phương thực hiện mục tiêu này.
Địa phương -
Tào Đạt - Như Tâm -
10:03, 27/12/2024 Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi" Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Để có được kết quả đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên.